top of page
Appearing in the form and essence of a fictional character in the namesake novel by the literary genius - Lev Tolstoy, one might wonder, does Anna Karenina only exist within the realm of printed pages, or has the story of her life transcended the fiction-reality boundary and become a resolute voice in a society filled with prejudices against women?
Xuất hiện với dáng dấp và hình hài là một nhân vật tiểu thuyết trong tác phẩm cùng tên của đại thi hào Lev Tolstoy, nhưng liệu rằng, cuộc đời của nàng Anna Karenina có chỉ dừng lại trên những trang sách, hay nó đủ sức mạnh để vượt qua cả vòng biên giới ấy và trở thành tiếng nói đanh thép trước thực tại xã hội đầy oan trái với người phụ nữ?
Truy tìm tự do…
“Mọi gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo cách riêng”. Anna có một gia đình tưởng chừng như là hạnh phúc với Karenina, một người đàn ông giàu có và thành đạt. Cô sắm vai 1 người vợ tốt: xinh đẹp, kiều diễm và đúng cung cách chừng mực của 1 quý phu nhân. Cứ thế ngày qua ngày, cô mải đắm mình trong vở kịch “Hôn nhân lợi ích” ấy. Thân xác cô vốn vẫn là phu nhân Anna Karenina, nhưng tâm hồn cô có lẽ đã trở thành nàng Anna năm mười tám: một nàng Anna tràn đầy niềm tin và hy vọng, một nàng Anna tự do bay nhảy trước tương lai cao rộng. Thế rồi, nàng quyết định ly hôn, quyết ra đi kiếm tìm tự do mà mình hằng chôn giấu. Như con bướm được giam cầm trong lồng kính tưởng chừng như là vô hại ấy, nó dũng cảm thoát ra, bắt đầu chuyến hành trình vạn dặm mà có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ hối tiếc. Dẫu chẳng chắc chắn rằng, con bướm ấy có thể sống sót qua những cơn bão tuyết, hay những ngày nắng khan rọi thẳng vào cánh bướm mỏng tang, ỏng ẹo của nó, duy nó biết, nó muốn được bay trên chính đôi cánh của nó, sống một cuộc đời của nó!
Truy tìm tình yêu…
“Chao ôi! Thật ghê sợ, cô ấy sẽ không phải là vợ của ai nữa, đời cô ấy thế là bỏ đi!”. Từ khi nào, mà cuộc đời một người phụ nữ lại gắn liền cuộc hôn nhân? Từ khi nào mà cuộc đời một người phụ nữ lại gắn liền với nghĩa vụ là phải là 1 người vợ, phải đứng bên cạnh 1 người đàn ông? Từ khi nào, mà họ đã mất đi cái quyền được sống với trái tim của chính mình? Nhưng Anna thì khác! Con bướm kiều diễm ấy đã dũng cảm thoát khỏi vùng an toàn, đã dũng cảm vượt qua bao sóng gió nghìn trùng, cất cánh đến miền đất hứa. Và theo dòng chảy nơi trái tim đang rạo rực và khao khát được yêu, cô đã gặp đại úy Vronsky. Sau bao nhiêu vụn vỡ, đớn đau, sau bao nhiêu lần vở kịch hôn nhân được vén màn, giờ đây cô mới thực sự hiểu được thế nào là cảm giác được yêu, được hạnh phúc, được thực sự là Anna mà chẳng phải đeo bất kì chiếc mặt nạ nào. Được sống, được yêu, chẳng phải là một quyền cơ bản của con người sao? Cớ sao, phút giây này với Anna lại lạ lẫm vô cùng: cô lạ lẫm trong chính bản thân mình, nhưng cũng lo sợ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này sẽ vỡ tan ngay khi bình minh ló dạng.
Truy tìm số phận…
Thoát khỏi vòng tay của người chồng vô cảm đã khó, thoát khỏi cái vòng định kiến của xã hội còn khó hơn. Vòng xoay định mệnh lại một lần nữa đưa nàng về điểm xuất phát: một con bướm bị giam cầm trong sự nghiệt ngã của số phận, của lí trí và trái tim. Tình yêu mà nàng hằng ngóng trông giờ đây lại là thứ khiến nàng không còn tin vào bản thân mình. Trước sức ép của dư luận, trước những nỗi lo sợ, nghi ngờ lẫn nhau, Vronsky quyết định từ giã nàng sau bao xích mích và cãi vã dồn nén. Anna đi tìm chàng, băng qua bao cảnh sắc chàng và nàng cùng đồng hành, và rồi dừng lại ở nơi bắt đầu, nơi chàng và nàng đã gặp nhau, nơi những đoàn tàu song song vội vã chẳng cắt nhau, nơi bánh xe cuộc đời vẫn cứ thế quay, và rồi cuốn Anna về chốn tự do mà nàng hằng mong ước. Cái chết của Anna vô cùng tĩnh lặng, một cái chết không có những tiếng khóc ai oán nỉ non, thậm chí cũng chẳng có tiếng thét đớn đau của thể xác, bởi tất cả những thanh âm đau đớn ấy, suy cho cùng cũng sẽ bị lấn át bởi tiếng ồn của nhà ga, của đoàn tàu vội vã cập bến. Cái chết tĩnh lặng nhưng không im lặng, nó là một cái chết có tiếng nói - nói lên cái bất công, cái oan trái, nói lên cái thực tại đầy rẫy những định kiến tàn ác, nói lên cái quyền, cái tôi cuả người phụ nữ.
Và ta tìm thấy gì…
Ta tìm thấy gì sau những lần truy tìm? Tình yêu? Hạnh phúc? hay là Cái Chết? Và cuối cùng, cũng chẳng ai cho họ đủ niềm tin để bước tiếp, cũng chẳng ai cho họ hy vọng để sống với tiếng gọi của trái tim, sống với chính cuộc đời mà họ được làm chủ. Để rồi, những tiếng khóc nỉ non, những tiếng lòng hằn chôn giấu thai nghèn thành những vần thơ đầy sức gợi:
“ Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy sương lạnh lẽo thấu xương da
Người giai nhân bến đợi dưới cây già
Tình du khách thuyền qua không buộc chặt
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Người viễn du lòng bỗng nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước”
(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
Dường như, trong những vần thơ ấy chứa đựng xiết bao nỗi niềm, xiết bao cái trăn trở, cái suy tư của người kỹ nữ. Nàng kinh hãi khi phán xét chính mình, khi ý thức về số phận của mình. Nàng lầm lũi đi trong bóng đêm ghẻ lạnh, cuộc đời vẫn cắn xé thân phận nàng, nhưng tâm hồn nàng thì vẫn yêu với đời, vẫn say với những tình cảm nồng thắm. Dẫu có “không buộc chặt”, dẫu có “gay gắt” thì nàng cũng vẫn thế, vẫn môi cười mời mọc, má đỏ hây hây, giấu nhẹm những nỗi sợ, giấu những giọt nước mắt lặn sâu tận đáy lòng. Nàng đâm liều và không còn biết đến ngày mai, bởi thân phận nàng làm gì có bến đỗ. Ngày tháng cứ bập bềnh trôi, nàng ngụp lặn giữa những cuộc truy hoan không hồi kết. Khác với Anna, ở Lời Kỹ Nữ không có cái chết, càng không có sự im lặng, mà thay đó là tiếng mua vui đầy náo nhiệt, là tiếng ánh trăng đầy thơ và mộng và cả tiếng khóc đau lòng cho cuộc đời người kỹ nữ - con người bị người đời xui đuổi, chối bỏ, con người với bao định kiến bủa vây.
Sau hành trình trên những trang sách rồi một lần nữa nhìn về với thực tại, mới thấy, cuộc đời sao mà lắm oan trái quá! “Ta muốn được yêu, được do, được đắm chìm với đời!” - một yêu cầu tưởng chừng như đơn giản, sao mà đã từng xa xỉ biết bao! Thế mới càng thêm xót thương, đồng cảm cho những tâm hồn bị trói buộc bởi định kiến trong quá khứ và càng thêm trân trọng, tự hào về những người phụ nữ đã và đang dũng cảm đứng lên phá vỡ định kiến.
Tác giả: Ngô Mai Phương.
__________________________________________________
Appearing in the form and essence of a fictional character in the namesake novel by the literary genius - Lev Tolstoy, one might wonder, does Anna Karenina only exist within the realm of printed pages, or has the story of her life transcended the fiction-reality boundary and become a resolute voice in a society filled with prejudices against women?
In quest of her freedom…
“Every single harmonious family bears a close resemblance to one another; however, each has a torment in its own way”. Anna appeared to have a superficially happy family with Karenina, a wealthy and successful man. She acted in the role of a good wife: beautiful and graceful, a befitting image of a noblewoman. However, as days went by, she became engrossed in a theatrical performance known as "The Benefits of Matrimony." While her physical form remained tethered to the title of Anna Karenina, her spirit was transformed into that of an eighteen-year-old Anna—a soul brimming with hope and conviction, a liberated being poised to soar into an expansive future. And so, she opted for a divorce and embarked on a quest to seek the freedom she had long concealed. Like a butterfly confined within a glass case, seemingly innocuous, she bravely broke free, commencing a journey of countless miles that she would never regret. Though it was uncertain whether that butterfly could survive through the freezing blizzards or endure the scorching days when sunlight pierced through its delicate and fragile wings or not, only it knew that it had determined to soar on its own wings and live a life of its own!
In quest of her love…
“Oh, how dreadful! She will no longer be the wife of anyone, as if her life has collapsed!”. Since when was a woman’s life defined by her marriage? Since when was the life of a woman stuck with the obligation of becoming a wife, standing under a man’s shadow? Since when did they lose their right to listen to the beat of their own hearts? The case is different with Anna! The elegant butterfly had had the courage to break through its comfort zone, to brave the tumultuous waves and take flight towards the promised land. And along the currents flowing ablaze with longing and desire to love and to be loved, she encountered Captain Vronsky. After countless moments of being hurt and anguished, after her marriage games were drawn aside, now she truly understands what it feels to be loved, to be happy, to be the authentic Anna without any masks. To live and to be loved, aren't these fundamental rights of every human being? Why is it that this moment feels so unfamiliar to Anna? She feels estranged within her own self, yet also fears that this fleeting happiness will shatter at the break of dawn.
In quest of her fate…
Escaping the whirlwind of social constraints is no less harder than escaping from her apathetic husband. Ill fate eventually brought her back to the very starting point: a butterfly caged inside the harsh twist of fate, of reasoning and feelings. The romance she once aspired to now paradoxically dampened her courage. Under the pressure of public opinions, of anxiety and skepticism, Vronsky left her behind following multiple disputes and fights. Anna went in search of him, leaping through places where they had been, only to return to where it all began - where the fateful encounter happened; where trains run in parallel, never crossing each other’s railway; where the wheel of life continues its cycle restlessly. Thereafter, Anna’s lifelong desire for freedom was further away than ever. Anna died a silent death, a death without miserable mourning nor heart-wrenching wailing, for all the weeping would soon be drowned out by the noise of the train station and the bustling trains forever passing by. Her demise was silent, but nonetheless vocal. It condemns social stereotypes and prejudices, and at most, highlights the rights and freedom of self-expression women ever deserved.
… what is there at the end of the tunnel?
What do we find after a long quest? Love? Happiness? Or Death? In the end, women never received assurance in persisting, nor were they allowed to follow their hearts and live a life of their own, hence poignant poems born out of their hopeless grievances:
“I am frightened. Cold has spread everywhere;
The moonlit sky with its bone-chilling cold.
For the maiden: it's haven under the old trees;
For her man guest: the unmoored boat is free to roam around.
The tear-filled words the courtesan uttered
Amid the intense love that raged during the act.
The joy seeker that left his heart back way yonder
Shrugged off the snarling hand after the fact.”
Xuan Dieu. The Courtesan’s Words. Translated by Thomas D. Le
Seemingly, the overflowing stream of disquiet, ponderings, and contemplations of the courtesan permeates these verses. Abominable, she felt, upon judging herself and acknowledging her fate. She wandered slowly into the darkness of estrangement. While life was still tearing her apart, her soul remained blissful and engulfed in passionate feelings. Though "loosely tied" or "tension-filled", she remained herself, with her flirtatious smiles and rosy cheeks, she repressed fears and sorrow in the deepest corners of her heart. She soon fell into a pitiful, unprincipled state, without a care about the future, for her fate guaranteed no happy ending. As days went by, she was terribly immersed in endless orgies. Unlike Anna, in The Courtesan's Words, there is no deaths or gaps of silence; instead, boisterous sounds of party animals, the image of poetic moonlight and the heartbreaking cries for the life of the courtesan - the one who got shunned away and disdained by people, the one who was surrounded by countless prejudices are always present. After all, she still has the rights to live, love, and relish life!
Only after rummaging through those pages and coming back to reality can we lament how unfair life could be! “I want to be loved, to be free, and to cherish life!” - a request that, to all appearances, seemed shockingly simple, yet at the same time luxurious! This provokes even greater empathy for the souls bound to society’s prejudices in the past, along with reverence towards all the women who have bravely stood up against such injustices.
Author: Ngo Mai Phương
Translators: Pham Khanh Linh, Hoang Dang Xuan
bottom of page