top of page

[BI KỊCH CỦA HOẠN THƯ TRONG TRUYỆN KIỀU] - [MISS HOẠN’S TRAGEDIES]

Daniel Williams

21 thg 3, 2023

After all, we of the modern day can thoroughly understand Nguyễn Du’s concerns and receive his message through Hoạn Thư.

Đối thoại với nhân vật Hoạn Thư trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, có nhiều quan điểm phê bình về người phụ nữ này. Cô gái ấy đáng thương hay đáng trách, là nhân vật phản diện hay nhân vật chính diện? Hãy cùng chúng mình vén lớp màn ngôn từ để khám phá bi kịch của Hoạn Thư - bi kịch của một chữ tình.

Hoạn Thư hay Hoạn Tiểu Thư xuất thân từ 1 gia đình quý tộc, con nhà quan thượng thư Lại bộ, đứng đầu các quan trong triều đình.  Nàng từ nhỏ tới lớn sống trong nhung lụa, được giáo dục kĩ càng theo thuần phong mỹ tục và đạo đức của Nho giáo: 
“Họ Hoạn danh gia
 Con quan Lại bộ”
 
Khí chất con nhà quyền quý, thông minh, lại được dạy bảo công phu nên nàng càng lớn càng sắc sảo, mặn mà. Thế rồi,
"Duyên đằng thuận nẻo gió đưa 
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày", 

do một duyên may hiếm có mà Thúc Sinh được kết duyên với Hoạn Thư. Thúc Sinh tuy cũng nòi thư hương nhưng cha lại hành nghề buôn bán, vốn dĩ không thể so sánh với nòi giống quan lại như Hoạn Thư. Chàng Thúc không bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp kiêu kì cùng trí thông minh sắc sảo của Hoạn mà đến với nàng vì lóa mắt trước vinh hoa phú quý mà gia đình nàng có được. Cuộc hôn nhân này về bản chất không bắt nguồn từ tình yêu, cũng không môn đăng hộ đối. Tuy vậy, Hoạn tiểu thư vẫn sống và làm tròn trách nhiệm làm vợ, luôn cố gắng giữ cho gia đình yên ấm, không tỏ vẻ bề trên mà khinh rẻ, lấn lướt chồng. Người phụ nữ toàn vẹn đến như vậy, có lẽ xưa nay hiếm thấy.

Thế nhưng, một gia đình êm ấm chưa bao giờ là đủ với Thúc Sinh. Chàng là người ham mê sắc dục, hay giở thói trăng hoa, từ đó gian díu với Thúy Kiều. Biết tin chồng có vợ bé, Hoạn Thư uất ức lắm nhưng cố nén vào trong.

 “ Từ nghe vườn mới thêm hoa
   Miệng người đã lắm tin nhà thì không”, 

nàng tủi thân vô cùng vì những lời đàm tiếu, quyết ôm hết đau đớn và căm phận trong lòng, một mặt bày rượu tiếp đãi chồng để chồng yên trí mình chưa biết chuyện, một mặt thuê bọn côn đồ đến đánh đập Kiều một trận phủ đầu rồi bắt về làm con hầu cho nhà mình. Thúc Sinh biết chuyện, tưởng Kiều đã chết nên đau đớn lắm nhưng rồi cũng nguôi dần. Tới thời điểm sẵn sàng, Hoạn Thư mới cho Kiều ra hầu hạ, gảy đàn cho hai vợ chồng ân ái.  “Làm cho nhìn chẳng được nhau/ Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên!”, Thúc Sinh - Thúy Kiều gặp nhau mà lòng dạ tan nát, lại không thể cùng nhau hàn huyên khóc than, cứ ngỡ như hai người xa lạ không hề quen biết. Cách đánh ghen của Hoạn Thư không ồn ào nhưng lại vô cùng hiệu quả khi bà không đánh vào thể xác mà đánh vào tâm lý của Kiều, để nàng cảm thấy nhục nhã, đau đớn, ép nàng tự nguyện rời đi. Ở góc nhìn của thời đại mà Hoạn Thư đang sống, nàng đã trở thành người đàn bà độc ác, tàn bạo, ghen tuông mù quáng, cay nghiệt, trở thành hình tượng ngàn đời cho cái ghen kinh sợ về tình. Điều đó đúng với quan niệm Nho giáo hà khắc, rằng con người buộc phải sống theo những quy định được định sẵn, thân thể của cha mẹ, duyên phận trời cao định đoạt, không có cuộc sống riêng, không được làm điều gì trái với định kiến. 

Tuy nhiên, hình tượng Hoạn Thư chính là đại diện cho Đạo giáo của Nguyễn Du - tư tưởng hiếm hoi xuất hiện trong các tác phẩm trung đại bấy giờ. Đạo giáo đề cao sự tự do, tình yêu, lẽ công bằng và ủng hộ đấu tranh vì quyền lợi con người. Nguyễn Du đã gửi gắm thành công khát vọng về mơ ước, về quyền bình đẳng vào hình tượng nhân vật Hoạn Thư, rằng có một ngày nào đó xã hội nhất định sẽ thay đổi, để những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa có được cuộc sống mình mong muốn, tự do tìm kiếm tình yêu đích thực của mình hay lấy lại cho bản thân những điều mình xứng đáng và thực sự thuộc về mình.

Không ít người phê bình Hoạn Thư đáng sợ, độc ác, tàn bạo ra sao. Mặt khác trăn trở rằng người phụ nữ mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình liệu luôn luôn là điều gì sai trái? “Trách gì cái ngưỡng Hoạn Thư, có chăng thì trách Thúc Sinh đa tình”. Chính chàng khinh nhẹ hạnh phúc gia đình, chính chàng bỏ bê kẻ đầu ấp tay gối từ thuở hàn vi. Hỷ, nộ, ái, ố cùng người đã bị chàng ruồng rẫy chối từ, vụt tan trong phút chốc. Tôi không tin nếu không có những đòn đánh ghen mà người đời cho là “cay nghiệt” của Hoạn Thư, cả đời Thúc Sinh sẽ chỉ gian díu với một mình Thúy Kiều. Thói trăng hoa đã ăn vào tủy cốt, còn đâu chỉ là một phút lý trí yếu đuối lỗi lầm? Động lòng thay xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, bòn rút tất thảy công bằng nữ giới đem phó mặc cho nam nhân. Định kiến bó chặt người đời, còn trách Hoạn Thư được chăng? Làm tròn bổn phận nữ nhi rồi đời vẫn lắm chông chênh, tình cảm vốn đã mỏng manh không cân xứng lại thêm lòng người đứt đoạn, có níu giữ cũng khó mà lành lặn vẹn nguyên như ban đầu. 

Có lẽ, mỗi người trong chúng ta cần có một cái nhìn khách quan hơn cho số phận mỗi con người trong văn học, bất kể là cuộc đời “an nhàn, bình yên” của Vân, “truân chuyên, trắc trở” của Kiều hay “tàn ác, cay nghiệt” của Hoạn. Bất kể Kiều, Vân hay Hoạn đều là nạn nhân của xã hội phong kiến khắc nghiệt cùng định kiến lễ giáo hà khắc, nữ giới - một cách hiển nhiên hay cố ý - bị tước đi nhân quyền chẳng vì một lý do đáng thuyết phục nào. Thế nhưng, có một điều đáng mừng rằng xã hội “nhỏ bé” này của chúng ta đang “lớn”, nút thắt về giới ngày càng được nới lỏng, dân trí được bồi đắp cao thêm, người ta nhận ra phụ nữ cũng là con người, phụ nữ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, phụ nữ cũng biết đấu tranh vì quyền lợi của bản thân mình. 

Suy cho cùng, chúng ta của ngày hôm nay hoàn toàn có thể nhìn nhận ra mọi trăn trở của Nguyễn Du gửi gắm vào Hoạn Thư dần được tháo gỡ, đồng thời, con người ta đủ hiểu biết để nhận ra cái lạc hậu, không còn phù hợp với thế giới mới, đồng thời biết “gạn đục khơi trong”, biết giữ lại những truyền thống quý báu và tốt đẹp, gọt dũa nó thích hợp với xã hội đương đại để những giá trị đích thực của con người không bao giờ trở thành xưa cũ.

Tác giả: Bùi Lê Minh Hằng, Đào Thị Minh Hồng __________________________________________ MISS HOẠN’S TRAGEDIES

Regarding Hoạn Thư in Nguyễn Du’s literary work The Tale of Kiều, there is a lot of criticism about this woman. Is she pitiful or culpable, and is she an antagonist or a protagonist? Let us disclose the details of Hoạn Thư’s tragedies - the tragedies of love.

Hoạn Thư, also known as Miss Hoạn, came from an aristocratic family and was a minister’s daughter, who was the head of the royal court. From infancy to maturity, she lived in the lap of luxury and was educated according to Confucianism's noble customs and ethics:

“She came from the famous Hoạn clan.
A daughter of a minister”.

Having the charisma of a noble family member, intelligence, and being well-educated, the older she gets, the sharper and more attractive she becomes.

Then,
"By the happy winds of destiny, she and Thúc met each other.
They have been married for quite some time. “

Due to a rare predestination, Thúc Sinh was married to Hoạn Thư. Despite coming from a family of intellectuals, Thúc Sinh's father was a merchant, making it fundamentally inferior to a race of mandarins like Hoạn Thư. Mr. Thúc was not attracted by Hoạn’s haughty beauty and sharp intelligence but came to her because of her family’s glory and fortune. This marriage did not originate from love, nor was it compatible. However, Miss Hoạn still lived and fulfilled her responsibilities as a wife, always trying to keep the family close-knit, not acting superior as well as scorning and dominating her husband. Such a perfect woman perhaps was rare in the past.

However, a close-knit family is never enough for Thúc Sinh. He is a man who indulges in concupiscence, frequently engages in promiscuity, and has had an affair with Thuy Kieu. Knowing that her husband had a concubine, Hoan Thu was very upset but tried to suppress it.

“Since she heard that his garden had a new flower,
a lot of gossip came from others but not a single word from him."
She felt self-pity because of the gossip, determined to hold all the pain and hatred in her heart, on the one hand, served her husband wine to make him feel secure that she did not know what happened, on the other hand, she hired thugs to beat Kieu, preempted her and then returned her to her family as a servant. Thuc Sinh was aware of it and assumed Kieu was dead, so he was in a lot of pain at first, but it eventually subsided. When the time was appropriate, Thu allowed Kieu to come out and play the guitar for the couple to have sex. “I’ll make them not be able to look each other in the eye. I’ll crush her spirit so that she dares not raise her head!”, Thúc Sinh and Thúy Kiều's hearts were broken when they met, but they couldn't talk or cry together as if they were two strangers. Hoạn Thư’s method of making a scene of jealousy was quiet but effective, as she did not attack Kiều physically but emotionally, humiliatingly and painfully forcing her to leave freely. From the perspective of her era, Hoạn Thư has become a nasty, brutal, blindly envious, bitter lady, the eternal picture of scared jealousy about love. That is true of the severe Confucian philosophy, in which individuals are forced to live according to established laws. And that their parents' bodies and their fate are determined by heaven, they do not have their own life, and they are not permitted to do anything against prejudices.

However, to Nguyễn Du, the figuration of Hoạn Thư is a representation of Taoism - an ideology that was scarcely mentioned in medieval literature at the time. Taoism emphasizes freedom, love, equality and supports fighting for human rights. Nguyễn Du had successfully conveyed a message of striving for dreams and equality through his character development of Hoạn Thư, hinting at the possibility that one day society would change. Beautiful and talented women would be able to live out their dreams, freed from the constraints of society to find true love or reclaim what is rightfully theirs.
Hoạn Thư is condemned by many for being intimidating, cruel, and ruthless. Others query whether the feminine urge to seek for love is always wrong. “Blind to blame Hoạn Thư, yet unaware of Thúc Sinh’s promiscuity”. He is the one who disdainfully rejected family happiness, who abandoned his significant other who had been by his side from the beginning. Emotions they immersed themselves in together are now rejected by him, and burned into the void. I do not align with the belief that without lashings from Hoạn Thư’s jealousy, Thúc Sinh would only had an affair with Thúy Kiều. Philandering has gotten into his head, and it is not just a moment of letting his guard down. Disappointingly, as misogynistic as feudal society was, it drained all the rights from women. With prejudices and societal pressures hanging tightly around women, what could Hoạn Thư have done differently? Having fulfilled her role as a woman yet her life is still full of struggles, her marriage was already unstable and fragile, now worsened with her husband’s frigidity. Even if she attempts to find a common ground with him, their relationship is forever changed.
Perhaps, each of us need to have a more objective outlook on human’s fates in literature, whether it is a “placid and easy” life of Vân, or a “burdensome and onerous” life of Kiều, and even Hoạn’s “cruel” one. Kiều, Vân or Hoạn are all victims of a brutal patriarchal society, with harsh standards and stereotypes, women’s rights - obviously and intentionally - was taken away without any sensible reason. Nonetheless, it is good to know that our “little” society is “growing up”, with ties being gradually unknotted, people’s intellectual standards also rapidly increase, as people acknowledge that women are human as well, women are stronger than ever and they are willing to fight for their rights. 
After all, we of modern day can thoroughly understand Nguyễn Du’s concerns and receive his message through Hoạn Thư. At the same time, people are knowledgeable enough to identify what is backward and old-fashioned, hence leaving out the outmoded ones and preserving priceless and beautiful traditional values, sharpening them to suit modern society so that human’s core principles never get old.

Tác giả: Bui Le Minh Hang, Dao Thi Minh Hong
bottom of page