top of page

[SUY TƯ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC] - [THE FEMALE GAZE ON WAR]

The female gaze on war had truly given us goosebumps, for every sentence they wrote could possibly portray a reality of bloodshed and meaningless war in all perspectives.

Chiến tranh trong văn học không phải vấn đề quá mới lạ đối với bản thân mỗi chúng ta, đặc biệt là những con người sinh ra và lớn lên trong giai đoạn hỗn loạn của thế giới. Tuy vậy, liệu chúng ta có thường để ý một đề tài không xuất hiện nhiều nhưng lại mang đầy tính nhân văn trong các tác phẩm văn học - hình ảnh những người phụ nữ trong chiến tranh? Bởi lẽ nhiều người vẫn tồn tại suy nghĩ rằng “Chiến tranh dành riêng cho đàn ông, còn phụ nữ chỉ là hậu phương vững chắc cho họ”. Trên thực tế, dù là hậu phương hay tiền tuyến, phụ nữ cũng mang những tâm tình riêng trong mình. Hôm nay, hãy cùng VFSA thử tìm hiểu về những người phụ nữ trong các tác phẩm văn học thời chiến.

Quả thực, phụ nữ từng không xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học thời chiến. Tuy vậy, lịch sử văn học nước nhà vẫn chứng kiến và ghi lại đậm nét dấu ấn của những người phụ nữ quyết chiến vì Tổ quốc. Họ không phải lúc nào cũng ở cương vị của những hậu phương vững chắc, mà còn trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường rực lửa. 

Đó là những cô gái thanh niên xung phong ngày ngày lao lực trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những cô gái chỉ mười tám, đôi mươi, ngày đêm chiến đấu vì một tương lai hòa bình được lập lại. Họ sống và chiến đấu như những câu:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
(Khúc bảy - Hồ Thành Công)
Khi ngã vào lòng đất vẫn là trinh nữ “mãi mãi tuổi hai mươi”, những cô gái có tên và không tên đã trở thành huyền thoại một thời.

Còn với những cuốn nhật kí của Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm; trong đó chứa đựng những tâm tình của tuổi xuân mới chớm nở, của những suy nghĩ rất đời, rất thơ. Bên cạnh đó, chúng ta bắt gặp Nguyễn Thị Như Trang với những nhân vật vô cùng bình dị mà cao cả xuất hiện trong “Màu tím hoa mua”, thậm chí là tác giả Lê Minh Khuê cùng với sự sáng tạo về thế giới nhân vật nữ đầy sự lấp lánh, đầy mộng mơ và vẻ đẹp đời thường của các cô gái trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Các tác phẩm của của họ về đề tài chiến tranh không chỉ nói lên sự quyết tâm chiến đầu vì một đất nước hòa bình mà còn thể hiện đậm sâu nỗi đau đớn của người mẹ, người vợ phải trải qua. 

Khoảng đầu thế kỉ XXI, đề tài về chiến tranh vẫn không ngừng được các nhà thơ, nhà văn khai thác sâu về nó. Không chỉ những nhà văn đã từng có một thời được khoác lên mình chiếc áo lính hay đã trải qua khoảng thời gian chiến tranh xảy ra mà thậm chí còn là những người trẻ, người được sống và trưởng thành sau thời gian chiến tranh xảy ra ấy cũng đã viết những tác phẩm về đề tài ấy. Nhà văn Đỗ Bích Thủy đã từng nói “Chừng nào chưa viết được một cái gì đó về người lính cho ra hồn, tôi sẽ vấn còn day dứt”, câu nói ấy chứng tỏ một điều rằng đề tài chiến tranh dường như vẫn là một đề tài được các nhà văn ưa chuộng từ xa xưa cho đến tận bây giờ. Nhưng đôi khi nó cũng là đề tài mà “những người cầm bút” né tránh, Lê Minh Khuê thì lại khác, bà sẵn sàng dũng cảm dấn thân và viết lên những trang giấy về chủ đề chiến tranh và cả hậu chiến. Ngôn từ hay cả ý văn trong tác phẩm đều rất rõ ràng, không hoa mỹ mà cổ điển, đằm thắm nên văn chương của bà không vì thế mà kém sắc sảo ngược lại chứa nhiều sự gai góc, hiện thực khốc liệt của chiến tranh thời bấy giờ. Chính đề tài này cũng đã khiến cho nhà văn không ngừng đau đáu suy nghĩ về nó, thậm chí còn vô tình thu hút và dường như nó có sức hấp dẫn không thể tả nổi đối với bà. Trong cuộc trò chuyện ngắn về buổi ra mắt tác phẩm của mình, bà chia sẻ rằng: “Đến với đề tài chiến tranh không phải cái gì to tát lắm, trước hết là tôi viết cho mình, khi mà những suy nghĩ về nó vẫn ngồn ngộn trong lòng và rằng mình cần phải viết”, việc bà lựa chọn một đề tài vô cùng “khó nhằn” và ngày nay thì đề tài ấy trở nên vô cùng khan hiếm là một quyết định táo bạo thậm chí là chính quyết định ấy đã tạo nên Lê Minh Khuê ở hiện tại, một Lê Minh Khuê dám viết về chủ đề mà các nhà văn thường xuyên né tránh thậm chí là sẽ không bao giờ viết đến. “Tôi không thôi ám ảnh về đề tài chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này. Tôi đã viết về chiến tranh ở góc nhìn của một người lớn lên sau chiến tranh”, vốn dĩ các nhà thơ không lựa chọn chủ đề này viết vì họ cảm thấy việc mình đào lại quá khứ có thể chính là “con dao 2 lưỡi”, có thể việc viết về đề tài này khiến cho các nhà văn ám ảnh về quá khứ đầy đau thương để có thể giành lại được hòa bình cho đất nước. Chính vì vậy mà Võ Thị Xuân Hà đã cảm thấy ảm ảnh và vì lẽ đó mà bà rất ngại viết về vấn đề này dưới góc nhìn của bà hay những nguời đã khuất, mà thay vào đó là góc nhìn của những người trẻ lớn lên sau chiến tranh. 

Bên cạnh sự khốc liệt của các cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cùng giai đoạn đó trên thế giới cũng chứng kiến nhiều trận chiến với sức tàn phá ác liệt không kém. Một trong những cuộc chiến thảm khốc và mang lại nhiều đau thương nhất cho nhân loại chính là Thế chiến II. Trong cuộc chiến đó, tồn tại một chiến dịch tàn bạo và vô nhân tính được gây ra bởi quân đội Đức Quốc xã, là cuộc tàn sát Holocaust - cuộc diệt chủng đối với những người Do Thái, cuộc tàn sát gây ra cái chết của 6 triệu người Do Thái vô tội. Trong số đó, có một cô bé 13 tuổi nổi bật hơn cả được nhiều người biết tới vì một cuốn nhật kí kinh điển đã chỉ ra những tội ác tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, đó là Anne Frank. Cô bé sinh năm 1929 tại một gia đình người Đức gốc Do Thái, gia đình cô đã phải di cư từ Đức tới Hà Lan vì sự bài xích người Do Thái kể từ sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933. Không may sau đó, năm 1941 Đức chiếm đóng Hà Lan, từ đây những nguy hiểm bắt đầu luôn rình rập xung quanh gia đình nhỏ bốn người của cô. Anne và người chị gái - Margot, bị chuyển tới trường học dành riêng cho người Do Thái; cô và gia đình phải đeo phù hiệu riêng biệt khi ra ngoài,... Cuộc sống của họ bị đảo lộn hoàn toàn, và họ luôn phải sống trong nỗi sợ sệt và cảnh giác cao độ. Thời điểm này cũng là lúc Anne bắt đầu viết những trang nhật kí đầu tiên.

Khi sự tàn sát và việc truy quét người Do Thái ngày càng gắt gao, bố của Anne – ông Otto Frank đã quyết định đưa cả gia đình và bốn người bạn Do Thái khác cùng tới một “chái nhà bí mật” (nơi từng là văn phòng làm việc của ông) để trú ngụ. Căn nhà được chia làm 2 phần tách biệt bởi một giá sách, nó như một cánh cửa ẩn và ở sau cánh cửa ấy là nơi ẩn náu an toàn nhất cho họ. Họ không được phép ra ngoài, luôn phải cảnh giác để không tạo ra những tiếng động thu hút sự chú ý của quân Đức quốc Xã, và họ chỉ được sự giúp đỡ về lương thực của một vài người bạn thân thiết. Cứ như vậy từng ngày trôi qua, họ phải đối mặt với sự buồn chán, thiếu thốn lương thực và sự căng thẳng tột độ mỗi khi nghe những câu chuyện kể lại trên radio về những người Do Thái không may bị bắt giữ. Tất cả đều được cô bé Anne kể trong cuốn nhật kí với một lối hành văn sắc sảo và tinh tế, khi em mới chỉ 13 tuổi. Đọc từng dòng, từng trang nhật kí; bạn sẽ hình dung được rõ nét một căn nhà với nhiều sức bức bối, thiếu thốn và ngột ngạt đã giam cầm cô bé hoạt bát, năng động này như thế nào.

Trong căn nhà ngột ngạt, cô bé Anne như một điểm sáng hiếm hoi giữa tâm cuộc chiến khốc liệt. Cô bé vẫn học ngôn ngữ kí hiệu, mỗi ngày đọc tới 4-5 cuốn sách nhiều thể loại khác nhau; em thậm chí còn cố gắng chế chiếc váy của mình thành một chiếc váy ballet để luyện tập cho cơ thể dẻo dai. Hoàn cảnh khó khăn không thể ngăn cảm cô bé nhiều khát vọng này ngừng học hỏi và khao khát khám phá thế giới. Nhưng cho dù là như thế, cô bé vẫn bị những tổn thương nặng nề về tinh thần bởi việc phải sống trốn tránh. Những khủng hoảng tuổi vị thành niên, sự xích mích với các thành viên khác trong gia đình hay những vụ tấn công bất ngờ của quân đội Phát xít Đức; những nỗi lo lắng và căng thẳng bao trùm lên em. Tuy nhiên sau những khó khăn ấy, cô bé Anne vẫn kiên cường, vẫn vững tâm mà lạc quan sống. Em giống như một ngọn đèn, chiếu sáng cho tâm hồn của các thành viên còn lại của “ chái nhà bí mật ”, để tất cả cùng đoàn kết vượt qua những chông gai hiểm nguy.

Trong cuốn nhật kí của mình, Anne đã viết lên những câu văn đầy chứa đầy sự trong trẻo, ngây thơ nhưng cũng đầy khát khao và có phần trưởng thành hơn so với lứa tuổi của em. Anne đã viết rằng: “ Tôi muốn được sống ngay cả khi chết đi ” , cô bé khát khao được sống, được cống hiến, được thực hiện những hoài bão của mình, và cô bé mong muốn mình sẽ được nhớ tới bởi những giá trị mà em mang lại. Thật tuyệt vời là cô bé đã làm được còn nhiều hơn thế; tiếng nói của Anne là một bản tuyên ngôn bất hủ của người Do Thái, là tiếng nói của tất cả những người yêu hòa bình trên thế giới, là một thước phim “trần trụi” về chiến tranh nói riêng và chủ nghĩa phát xít nói riêng. Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã nhắc đến Anne Frank trong một bài diễn văn, ông nói, "Xuyên suốt dòng lịch sử đã có nhiều người nói đến nhân phẩm vào những thời điểm con người gánh chịu nhiều nỗi thống khổ và mất mát, nhưng không tiếng nói nào có sức thuyết phục bằng tiếng nói của Anne Frank. Trái tim nhân văn, ngập tràn niềm hy vọng của cô gái nhỏ tựa như 'sự thanh tẩy' đến những kẻ đang bị đám mây của quyền lực và độc ác che mờ..."

Thế nhưng chiến tranh thì vẫn luôn tàn khốc và ghê rợn. Sau hơn 2 năm ẩn nấp ở “chái nhà bí mật”, chỉ vì một chút đồng lẻ ít ỏi; một người nào đó đã chỉ điểm nơi cư ngụ của Anne và gia đình em cho quân Đức Quốc xã. Toàn bộ tám người bị đưa đến những trại tập trung “tử thần” khác nhau - nơi giam giữ những người Do Thái tội nghiệp. Hai tháng ở nơi “địa ngục trần gian”, Anne và chị gái cô cùng qua đời vì suy nhược cơ thể trầm trọng và những dịch bệnh hoành hành vào thời điểm đó, khi em mới chỉ vừa tròn 15 tuổi. Nhiều người đã không kìm được nước mắt mà khóc thương cho một cô bé hồn nhiên đáng yêu, một thiên tài văn học trẻ tuổi. Đáng tiếc hơn nữa khi em qua đời chỉ vài tuần trước khi trại giam đó được giải phóng; chiến tranh đã tàn nhẫn cướp đi một nhân tài hiếm có của nhân loại.

Ngày nay, cuốn nhật kí của Anne Frank đã, đang và sẽ luôn là một áng văn chương bất hủ, là lời nói của người dân vô tội, là lời nói đanh thép nhất để nói với toàn nhân loại rằng: “Chiến tranh sẽ mang lại những gì?”; cùng với các tác phẩm kinh điển của nhà văn Lê Minh Khuê hay Võ Thị Xuân Hà. Góc nhìn của những người phụ nữ về chiến tranh làm tất cả chúng ta rùng mình vì từng câu văn họ viết ra như từng nét vẽ, vẽ nên một hiện thực về chiến tranh tàn khốc và phi nghĩa ở mọi góc độ. Kể cả là người trực tiếp tham gia chiến đấu hay không, tất cả đều chịu những nỗi ám ảnh kinh hoàng về cả thể xác lẫn tinh thần. Những “vết thương” từ thế hệ trước là lời cảnh báo sâu sắc cho toàn thể nhân loại, rằng gìn giữ hòa bình phải là ưu tiên hàng đầu trong mọi chính sách về chính trị và đối ngoại của tất cả các quốc gia. Xin đừng làm Trái Đất ngày càng tồi tệ hơn vì những cuộc chiến “phi nghĩa”. 

Tác giả: Phạm Quỳnh Dương, Nguyễn Hoàng Minh Châu, Bùi Lê Minh Hằng, Phạm Mỹ Hà

_________________________________________________

WOMEN'S REFLECTIONS ON WAR IN LITERATURE

War literature is not novel for most of us, especially those who were born and reared during a time of global unrest. Nonetheless, how often do we perceive a topic that does not appear frequently yet gives numerous ethical values in literary works - the portrayal of women in battle? As many people still contend, “War is only for men and women can only provide logistics as well as non-combat support”. In fact, whether being on the home front or the front lines, women carry their own feelings. Today, let us explore women in wartime literature together with VFSA.

Indeed, women were not seen much in wartime literary works. However, Vietnamese literature still bears witness to and preserves the imprints of women committed to battles for the country. They are not always in the position of sturdy rearguards but also fight on the bloody battlefield.

They are female youth volunteers who everyday labour without ceasing on the Truong Son trail. Despite being eighteen or twenty-year-old girls, they fight day and night to restore a peaceful future.” They live and fight like depicted in the sentences:

“We went without regretting our lives 
(How can you not have regrets in your twenties?) 
But if everyone regrets being twenty, what about the Homeland?"
(Khúc bảy - Hồ Thành Công)

When departing this life, still a virgin "forever twenty years old," those named and anonymous females became legendary.

As for the diaries of Dương Thị Xuân Quý and Đặng Thuỳ Trâm, they contain the sensations of budding youth, as well as highly real-life and poetic thoughts. Besides, we meet Nguyễn Thị Như Trang in "Màu tím hoa mua" with her exceedingly simple yet noble characters, even author Lê Minh Khuê with her imaginative thinking about the world of female characters in the work "Những ngôi sao xa xôi" which is full of sparkle, dreams, and everyday beauty. Not only do their literary works on the topic of war convey their determination to fight for a peaceful country, but also the pain that mothers and wives have to endure.

At the turn of the twenty-first century, poets and authors continued to delve extensively into the war topic. Not only writers who formerly wore a soldier's uniform or lived through a wartime experience but also young individuals who grew up after the war wrote works on the subject. Writer Đỗ Bích Thuỷ once declared, "Until I can write something authentic about soldiers, I will still have a conscience about it.” This statement proves that the topic remains writers’ favoured topic from ancient times to the present. But it is also a topic that many authors sometimes purposely ignore, yet Lê Minh Khuê is different. She is willing to commit to and write pages about war and post-war. The work's language and thoughts are straightforward, not flowery, yet classic and passionate. It makes her literature both sagacious and more prickly and reflects the harsh realities of war at the time. This topic also caused the writer to think about it continually, accidentally enticing her, and it appeared to have an indescribable allure to her. "Coming to the topic of war is not that significant; first of all, I wrote for myself when thoughts about it were still there," she said in a brief interview on the publication of her work. Her choice of this particularly "tough" topic, which is now incredibly scarce, was an audacious decision. That even gave rise to the present-day Lê Minh Khuê, a Lê Minh Khuê who dared to write on issues that most writers avoid, even never write about. “I am constantly haunted by the topic of war in this small country. I wrote about the war from the perspective of the one who grew up in the postwar". That is why poets did not choose this topic to write about because they felt that digging up the past could be a "double-edged sword" and perhaps, writing about this topic might cause writers to be traumatized over the painful past to bring the country back to peace. Consequently, Võ Thị Xuân Hà felt haunted and she was scared to write about this topic from her or the deceased's perspective, but rather from the perspective of young people growing up after wartime.

Aside from the ferocity of the wars in Vietnam, the same period in history saw countless fights with similarly ferocious destruction. World War II was one of humanity's most devastating and horrific wars. During that conflict, the Nazi army carried out a brutal and callous campaign known as the Holocaust - the genocide against the Jews, and the carnage resulted in the deaths of 6 million innocent Jews. Among them, there is a 13-year-old girl who stands out and is known to many people because of a classic diary that pointed out the brutal crimes of fascism, that is Anne Frank. The girl was born in 1929 into a German-Jewish family. Her family had to emigrate from Germany to the Netherlands because of anti-Semitism since Adolf Hitler came to power in 1933. Unfortunately, in 1941, Germany occupied the Netherlands, and from there, dangers began to lurk around her small family of four. Anne and her older sister, Margot, were transferred to a Jewish school, where she and her family had to wear distinguishable badges when going out,… Their lives were completely flipped, and they always had to live in fear and high vigilance. This period was also when Anne began writing her first diary pages.

When the anti-Semitic massacre got more intense, Anne’s father - Mr. Otto Frank had made the decision of bringing his family and four Jewish friends to a “secret annex” (where used to be his working office) to hide. The house is distinguished into 2 separate parts by a bookshelf, which works like a hidden door for the family’s safety shelter. They were not allowed to go outside, must always keep their guards up not to make noises or the Nazi Germans would notice, and they only had food supplied from some of their close friends. Days went on as they had to face tedium, food insecurity, and distress every time they heard via the radio stories of unfortunate Jews being captured. All of these are told by 13-year-old Anne in her diary, with a meticulous and eloquent writing style. Going through each line and each page of her diary, you can clearly visualize a sweltering, oppressive house trapping an energetic, vivacious girl.

In such a burdensome situation, Anne was a small sparkling star amidst the cruel war. She still learnt sign language and read 4-5 books a day, she also tried to turn her old dress into a ballet-friendly one to practice her flexibility. Underprivileged backgrounds did not halt her from studying and wanting to discover the world. Notwithstanding, the little girl suffered from severe damages resulting from having to live out of other’s sight. Teenage crisis, disagreements with family members or unexpected attacks from the Nazi army had bestowed stress and anxiety upon her. Albeit with ups and downs, Anne kept vigilant and remained optimistic. She was the light that sparked up the souls of the “secret annex” members, so as to unite and overcome life-threatening obstacles together.

In her diary, Anne had written down sentences filled with purity and innocence, yet full of passion and maturity. Anne expressed: “ I want to go on living even after death!”. She strived to live, to give her best, and she wanted to be remembered for the values she had contributed to. Fascinatingly, her impact is greater than that. Anne’s voice is the timeless manifesto of Jewish people, the voice representing peace lovers around the globe, the “film” that unveils war generally and fascism in particular. In 1961, President of the United States, John F. Kennedy, had paid homage to Anne Frank in his speech, stating “Of the multitude who throughout history have spoken for human dignity in times of great suffering and loss, no place is more compelling than that of Anne Frank. Her humor, her humanity and her hope illuminate the hearts of men heavily clouded by the apparent willingness of those who seek power and domain over the soul of man to again deprive people of the right to live in peace, tolerance and freedom”.

Nonetheless, war is always brutal and insufferable. After two years of hiding in the “secret annex”, someone had spoiled Anne and her family’s location for the Nazis with only a little bucks in return for the information. All eight of them were sent to “deadly” concentration camps - where unfortunate Jewish people were captured. Two months at the “living hell” had led to the deaths of Anne and her sister, from severe malnutrition and illnesses at only 15 years old. Many could not hold back their tears and moaning for the passing away of an innocent girl, a true literacy prodigy. To make it even sadder, she died only a few weeks before the camp was liberated. War had recklessly stolen an exceptional genius of humankind.

Today, Anne Frank’s diary is and will continue to be a timeless masterpiece, the voice for the innocent and echoes the question to the human race: “What will war bring about?”, besides epic works of writers like Lê Minh Khuê or Võ Thị Xuân Hà. The female gaze on war had truly given us goosebumps, for every sentence they wrote could possibly portray a reality of bloodshed and meaningless war in all perspectives. Whether you had been present in the battleground or not, all had to suffer from the haunting trauma, mentally and physically. Every “scar” on the past generations is the deepest affirmation for people from all walks of life, that preserving peace is the top priority in all countries’ political and diplomatic policies. Please do not make Earth a worse place to live with “senseless” wars.
Tác giả: Pham Quynh Duong, Nguyen Hoang Minh Chau, Bui Le Minh Hang, Pham My Ha
bottom of page