top of page
Sean Michaels
22 thg 3, 2023
Ho Xuan Huong’ voice in her poems was a huge breakthrough. That was evident through the pure Vietnamese language, inspirations from traditional sources, and the metaphors.
Khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn đầy biến động trong lịch sử của nước ta. Khi ấy, xã hội vẫn còn mang nặng định kiến cổ hủ về những người phụ nữ luôn phải chịu thân phận thiệt thòi, bất hạnh và luôn bị xem thường, không được coi trọng trong xã hội thời đó. Vậy mà trong tình cảnh của xã hội bấy giờ, đã có một tiếng thơ vô cùng mới lạ và phóng khoáng, sẵn sàng lên án các lề lối cổ hủ còn tồn đọng, và đó không ai khác chính là nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Cũng nhờ đó mà các tác phẩm của bà nhanh chóng trở nên nổi và sau đây, hãy để VSFA đưa bạn đến các tiếng thơ mới lạ vang vọng xuyên suốt kho tàng thi ca của nữ sĩ ấy.
Những tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương không chỉ nói lên được vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn là tiếng nói lên án, phê phán của chính bà về hiện thực xã hội. Trong thời buổi phong kiến đầy hỗn loạn, khi quyền lực của những kẻ vô lại vẫn còn đàn áp, ngăn cản mọi người xung quanh cất lên tiếng nói của mình, vậy mà tiếng thơ của Hồ Xuân Hương dường như đã có cho mình những nước đi vô cùng táo bạo. Bà đã gián tiếp lên án bọn hiền nhân quân tử có những suy nghĩ thiếu đứng đắn, đạo đức thấp kém nhưng lại cố tỏ ra là mình thanh cao, đạo mạo trong bài thơ “Đèo Ba Núi”. Ngoài ra, tác phẩm “Vịnh quạt giấy I” cũng đã chỉ rõ ra rằng, quan lại cũng như vua chúa luôn lên mặt cao ngạo nhưng lại có tính ham mê sắc dục của những cô gái trẻ:
“Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”
Chỉ thông qua hai tác phẩm trên mà nữ thi sĩ đã không hề nương tay khi lên án, chỉ trích thói dâm ô, đồi bại ở ngay trong chính quan triều đình. Dẫu có là quân tử, hiền nhân tự tỏ vẻ mình thanh cao, chúng cũng vì bảo toàn cái tôi, cái danh đã giữ gìn bao lâu mà vùi lấp, giấu kín đi những ham muốn phàm tục vào trong bóng tối và ẩn mình sau lớp áo đạo đức. Thậm chí, ngay cả các nhà sư cũng không thể giữ vững được sự tôn nghiêm, nghiêm chỉnh của những kẻ tu hành, trái lại còn mang lòng dạ vô cùng dơ bẩn, không hơn một đám người khi núp dưới bóng lưng của Phật mà làm điều bậy bạ. Bằng giọng điệu đầy trào phúng, tác phẩm “Chế sư” của Hồ Xuân Hương đã mỉa mai, chỉ trích thậm tệ những kẻ “miệng nam mô, bụng bồ dao găm” ấy.
Bên cạnh những tiếng nói lên án, phê phán về hiện thực của xã hội phong kiến thì một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương cũng mang tiếng nói vô cùng phóng khoáng và đậm chất chủ nghĩa “phồn thực”. Nói một cách dễ hiểu, chủ nghĩa “phồn thực” đề cao đến sự sinh sôi nảy nở, sức sống tự nhiên và sự trường tồn theo thời gian. Những tư tưởng khắt khe của Nho giáo ngày xưa dường như đã ảnh hưởng đến tư tưởng, suy nghĩ của con người thời bấy giờ và khiến cho họ tiết chế, ràng buộc lại những khát vọng tự nhiên nhất của chính bản thân họ. Thơ của Hồ Xuân Hương chính là sự phá cách cũng như sự táo bạo vì bà đã dám nói lên những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người trong tình yêu. Cái nhu cầu trong tính yêu đầy bản năng giữ lề lối cổ hủ của xã hội phong kiến thời bấy giờ thì tình yêu và sự nhục dục trong thơ của bà không bị đè nén trong tác phẩm nói về người phụ nữ ấy - “Quả mít”:
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay”
Những câu thơ sử dụng nhiều hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi với đời sống của chúng ta như quả mít, đóng cọc,.. và một số chi tiết khác trong nhiều bài thơ về người phụ nữ của chính tác giả đã gợi nhắc về các biểu tượng phồn thực. Những hình ảnh, chi tiết đó không mang tính nhạy cảm và được thêm vào bài thơ một cách vô cùng khéo léo để thể hiện rõ sự trân trọng của nữ thi sĩ đối với những nhu cầu hết sức bản năng như thể đã bị chôn cất nhiều năm, đồng thời đó còn là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ.
Sự cảm thông, sẻ chia là một điều mà mỗi người đều cần được có nhưng điều đó lại không hề xảy ra đối với những người phụ nữ thời phong kiến. Chính vì điều đó mà nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã viết lên những câu thơ ám chỉ về sự cảm thông đối với những người phụ nữ và ước mơ của họ. Thời phong kiến cũng là thời điểm mà người phụ nữ phải chịu sự đối xử bất công của mọi người xung quanh, bị ràng buộc bởi những định kiến cổ hủ luôn áp đặt lên họ. Câu thành ngữ “ăn cơm trước kẻng” luôn được truyền tai nhau từ thời xưa cho đến bây giờ, đó cũng chính là một trong những lý do khiến người phụ nữ luôn bị “mang tội” chửa hoang. Chỉ vì không muốn từ chối người mà mình yêu thương mà thành ra lỡ dở, để rồi xảy ra cái cơ sự ấy, họ luôn bị người đời bêu rếu, khinh bỉ và dè bỉu. Phụ nữ khi ấy luôn bị coi là vật sở hữu, một món đồ chơi của đàn ông. Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại mà cất lên tiếng nói cảm thông, thương xót với tư cách là một người phụ nữ, thậm chí là gạt bỏ và thách thức đối với những định kiến mà xã hội đang đặt lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ. Không những thế, các áng thơ của nữ sĩ cũng đã thể hiện rõ sự phản đối về những định kiến “trọng nam khinh nữ” hay chế độ đa thê còn tồn tại trong giai đoạn phong kiến. Người phụ nữ vốn dĩ luôn dành tình yêu thương cho chồng con, chịu thương chịu khó đủ điều nhưng nhận lại chỉ là sự khinh bỉ, dè bỉu và chẳng hề được trân trọng đến từ phía gia đình nhà chồng:
“Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng”
Bà cảm thấy vô cùng xót thương, đau xót trước thân phận của người phụ nữ khi phải chịu cảnh hẩm hiu, cô quạnh một mình trong tình yêu và luôn bị đối xử một cách bất công trong gia đình lẫn cả bên ngoài xã hội. Những người phụ nữ cảm thấy uất ức, bất lực trước tình cảnh của mình khi chồng thì năm thê bảy thiếp mà vợ thì bắt buộc trinh tiết phải còn nguyên vẹn, nhưng họ chẳng thể làm gì được vì vốn dĩ họ đã không có quyền hay địa vị trong xã hội để lên tiếng về những điều bất công ấy.
Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương được thể hiện thông qua những tác phẩm nói về người phụ nữ, bà đã chỉ ra vẻ đẹp của họ - đó là vẻ đẹp vẹn toàn cả về hình thể lẫn tâm hồn của họ. Tuy người phụ nữ có xấu xí hay đẹp đẽ, “da có xù xì” , “múi dày” hay thân hình trắng tròn thì Hồ Xuân Hương vẫn đều trân trọng những nét đẹp nguyên bản nhất của họ trong thơ của bà. Thơ của nữ sĩ không chỉ nói lên vẻ đẹp nguyên bản hay nỗi khổ của người phụ nữ mà còn ca ngợi cả sắc đẹp hình thể và hơn thế nữa là giá trị cốt lõi, tâm hồn của họ để từ đó khiến cho người phụ nữ có đủ tự tin, dám đứng lên đấu tranh để nói những suy nghĩ của chính bản thân mình.
Tiếng nói của Hồ Xuân Hương trong thơ ca vô cùng mới lạ, táo bạo, chúng được hiện lên qua ngôn ngữ thuần Việt, sử dụng nhiều chất liệu dân gian, khẩu ngữ cũng như là các hình ảnh biểu tượng. Bởi lẽ có cùng xuất phát điểm là người phụ nữ nên các ý thơ, bài thơ của thi sĩ đậm nét phản kháng cũng như đấu tranh đòi lại quyền lợi và nói lên ý nghĩ của bản thân về sự bất công của phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời, các ý thơ đó cũng đã gián tiếp lên án, chỉ trích những mặt trái còn tồn đọng trong hiện thực xã hội thời phong kiến bấy giờ và từ đó, càng nhiều người biết đến bà hơn với cương vị là một người phụ nữ sống trong thời đại phong kiến dám đứng lên để đấu tranh và giành lại quyền lợi cho những người phụ nữ. Có thể nói chính những nét độc đáo, đặc trưng nêu trên đã làm cho thơ ca của bà nổi bật trong thời kỳ đó và làm cho tiếng nói thơ của Hồ Xuân Hương vô cùng sinh động, độc đáo, phá cách và táo bạo.
Tác giả: Bùi Lê Minh Hằng, Phạm Mỹ Hà
__________________________________________________
The late 18th and early 19th centuries are a time in our nation's history that experienced numerous transformations. Women at that time had to put up with a bad identity, despair, and constant disdain without any respect because society at the time was still heavily prejudiced. In spite of this, the female poet Ho Xuan Huong had a poetry language that was radically new and contemporary, always willing to speak out against the persisting old-fashioned biases. Therefore, her works immediately attained fame as a result. Now, let’s VSWA introduce you to fresh poetic tones that resound across the lyrical riches of that female artist.
Ho Xuan Huong's poetic works not only express the beauty of women but are also her own voice of condemnation and criticism of social reality. In chaotic feudal times, when the power of scoundrels still oppresses and prevents people around them from raising their voices, Ho Xuan Huong's poetry seems to have its own extremely bold move. She indirectly condemned the sages and gentlemen for having indecent thoughts and low morals but trying to appear noble and virtuous in the poem "Three Mountains Pass". In addition, the work "Bay of Paper Fans I" also clearly shows that mandarins and kings always act arrogant but have the lustful nature of young girls:
“Who is a wise man?
My knees and legs are tired but I still want to climb.”
Only in the two verse mentioned above could the female poet speak out against the sexism and immorality of royal authorities. However, they still bury and conceal their physical wants in the shadows and hide behind it in order to protect their egos and reputations, despite the fact that they are gentlemen and sages who present themselves as noble. Even monks struggle to uphold the seriousness and dignity of practitioners, rather, they are a collection of people who engage in immoral behavior while hiding in the Buddha's shadow. Ho Xuan Huong's work "The Master" satirizes and harshly criticizes those "men with mouths and daggers in their intestines" in a sarcastic manner.
Along with the voices that denounce and critique the realities of feudal society, some of Ho Xuan Huong's works also contain extremely liberal voices and are "realistically" infused. Simply said, "fertility" emphasizes reproduction, inherent vitality, and longevity across time. The strict concepts of ancient Confucianism appear to have shaped people's thinking at that time and forced them to repress their own most instinctive wishes. Because Ho Xuan Huong is willing to convey the most fundamental wants of every human being in love, her poetry is both inventive and audacious. The traditional practises of feudal society at the time inhibited this innate desire for love, but her poetry did not do so, as evidenced by this piece, "Jackfruit":
“My body is like a jackfruit on a tree
Its skin is rough and its segments are thick
If a gentleman has love, please pay a deposit
Don't touch more, resin will leak on your hand”
The poet's poems about women often contain elements that call to mind sexual symbols, including references to jackfruit, stakes, and other everyday objects. The poetess inserted such insensitive pictures and details to the poem in a very smart way to demonstrate her admiration for her instinctive wants, which appear to have been buried. Several decades have passed, and at the same time, there is a voice applauding the visual appeal of women
Everybody and anybody deserves empathy, unfortunately, that was not the case for women during the feudal times. Because of that, Ho Xuan Huong has written poems indicating desire for empathy along with other women's dreams. The feudal system and society back in the day treated women poorly and restricted them by outdated stereotypes. The Vietnamese idiom “Ăn cơm trước kẻng” (Can be roughly translated to: Having the meal before the signal, basically meaning to have sexual intercourse before marrying) has always been spread, resulting in the fact that women being pregnant without a husband was considered a sin. Just because they did not want to refuse the offer from the one they love, they were still at blame for the consequences. Women were regarded as possessions, toys even. Ho Xuan Huong, forthrightly, raised her voice as a woman, to make other women feel understood and loved, she even invalidated and challenged all the stereotypes and prejudices associated with women. Not only that, her poems showed clear opposition to the mentality that values men over women as well as polygyny. Women always sacrificed her own good for the family and shower them with love. However, in return they just receive disdain and belittlement from their husband’s family:
“Oh dear do you know
Crying baby, and then my husband”
She was extremely compassionate and pitying towards the fate of women who have to suffer from mistreatment from their own family as well as society and loneliness even when in love. There was nothing but helplessness when they saw the reality that while society insisted on the virginity of a woman, men were able to have several wives at once. However, their hands were tied because they simply did not have the authority and freedom to voice their opinions about all the injustice.
Ho Xuan Huong’s poems mainly expressed admiration for the woman's body - both outside and inside. Even if they had flaws or not, Ho Xuan Huong still appreciated their very original beauty. Aside from natural beauty and all the sufferings of women, her poems also praised women’s true value, or the beauty from the inside, with the hope to encourage women, give them more strength and confidence to raise their own voice.
Ho Xuan Huong’ voice in her poems was a huge breakthrough. That was evident through the pure Vietnamese language, inspirations from traditional sources, and the metaphors. Maybe because she was a true woman, through her poems we can see that she aspired to fight for women’s rights and straightforwardly voiced her opinions about the sad reality of women’s suffering during the feudal times. At the same time, her poems indirectly criticised the ugly side of society, resulting in people knowing her as one of the rare women who dared to stand up for women despite the cruel feudal system. All the distinct features mentioned are what help Ho Xuan Huong’s poems stand out and make her voice even more unique and bold.
Authors: Bui Le Minh Hang, Pham My Ha
bottom of page