top of page
The book has lain dust-covered on the shelf for a long time. Rarely do I revisit Virginia Woolf’s ‘A Room of One’s Own,’ but each reading still evokes the same sentiment - that these lines are not merely about feminism or gender inequality. Furthermore, Woolf also discusses literature in ‘A Room of One’s Own.’ But why specifically a ‘room of one’s own’? Why did Virginia so adamantly assert that ‘a woman needs money and a room of her own to write’? The mystery unfolds a new dimension of unresolved questions. Indeed, it gives us much to explore in this article, so dear readers, find your own ‘room’ so we can ponder together!
“A woman must have money and a room of her own if she is to write fiction.”
-Virginia Woolf-
“Cuốn sách bị phủ bụi nằm trên kệ sách đã lâu. Hiếm có dịp mà em đọc lại “Căn phòng riêng” của Virginia Woolf. Nhưng mỗi lần đọc lại đều là một cảm xúc giống nhau - “đây không chỉ là những dòng chữ đơn thuần về nữ quyền hay bất bình đẳng giới”. Hơn thế, văn học cũng được Virginia đề cập đến trong “Căn phòng riêng”. Nhưng tại sao lại là “căn phòng riêng”? Tại sao Virginia lại kiên quyết khẳng định rằng “Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình?” Đó là cả một bầu trời đầy trăng sao bí ẩn. Chà, như thế ta sẽ có nhiều thứ để khai thác trong bài kỳ này lắm, vậy nên bạn đọc hãy tìm một “căn phòng riêng” để chúng ta cùng nhâm nhi nhé!”
Đôi dòng về cuộc đời của Virginia Woolf
Nói về cuộc đời của Virginia, ta có thể ví nó như một tấm bi kịch xen lẫn nhiều bước ngoặt ly kỳ. Virginia Woolf được sinh ra trong một gia đình trí thức, cha cô là một nhà phê bình văn học còn mẹ cô là con gái của dòng họ có tiếng trong ngành xuất bản. Với sự ra đi liên tiếp của các thành viên trong gia đình, từng bị lạm dụng tình dục bởi người anh ruột và gặp nhiều vấn đề về tâm lý, Virginia gần như phát điên và quyết định tự chọn kết thúc cho cuộc đời mình sau này ở tuổi 59.
Tuy nhiên, không vì thế mà Virginia từ bỏ niềm đam mê với văn học. Virginia Woolf - với trí tuệ và đam mê của mình, đã trở thành một trong những nhà văn hiện đại lừng danh nhất thế kỷ XX đến mức Virginia còn từng được ví như “em gái của Shakespeare”.
“Căn phòng riêng” trông như thế nào?
“Căn phòng riêng” là một cuốn tiểu luận của Virginia Woolf và được xuất bản vào năm 1929. Cuốn sách được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia tại trường Newham College và Girton College, vốn là hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge lúc bấy giờ. Và với bối cảnh đầy rẫy những rào cản và định kiến với phái nữ, “Căn phòng riêng” thực sự đã mang một tính công phá lớn khi đánh thẳng vào vấn đề then chốt về phụ nữ với văn học: “Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên các tác phẩm tầm vóc như của Shakespeare không?” Câu hỏi này không đơn thuần là một câu hỏi giả định, bởi nó khiến ta phải nhìn nhận và đánh giá lại về vị trí, vai trò và năng lực của phái nữ trong văn học. Như thế, điều cần thiết là ta phải loại bỏ những định kiến “tự nhiên” đối với người phụ nữ.
Những câu chuyện đầy rẫy sự bất công
Ngày nay, thư viện là một điểm đến không thể thân thuộc hơn với chúng ta. Bất cứ ai, từ già đến trẻ, đều có thể đến thư viện để nghiên cứu và đọc sách. Nhưng ở thời của Virginia, phụ nữ nếu muốn vào thư viện thì cần phải có giảng viên đại học đi kèm hoặc có thư giới thiệu. Hãy thử tưởng tượng điều này tồi tệ và phiền phức đến mức nào. Rõ ràng là cùng một môi trường, cùng một lứa tuổi hay thậm chí là cùng có năng lực như nhau nhưng phụ nữ lại bị đối xử phân biệt hơn. Ta dễ thấy rằng năng lực của phụ nữ luôn bị đánh giá thấp, rằng nam giới luôn chiếm một vị trí ưu tiên trong giới học thuật nói chung và văn học nói riêng. Phần vì phụ nữ thời ấy khó có thể được đi học, và người ta nghiễm nhiên thấy việc học với phụ nữ là không cần thiết.
Và trong văn học, không chỉ bản thân người phụ nữ bị chèn ép mà những con chữ của họ cũng bị đè nén. Văn phong của phụ nữ thường được gắn với sự ủy mị, hoa mỹ, và nếu họ có viết tiểu thuyết, người ta cũng cho rằng tiểu thuyết của họ chỉ xoay quanh tình yêu và cuộc sống gia đình mà thôi. Tuy nhiên, đôi khi mọi thứ không xảy ra trực tiếp như thế. Khi phụ nữ viết văn, chính bởi định kiến xã hội mà họ - hoặc là e ngại trong lối viết hoặc cố gắng phá cách để không bị coi là “ủy mị, hoa mỹ và tầm thường”. Thật đáng tiếc thay khi nhiều tác phẩm văn học của phụ nữ, trong đó có cả của Virginia Woolf, thường bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị mà nó mang lại!
Nhận định của Virginia với phụ nữ và văn học
Nhận định của Virginia Woolf về việc phụ nữ cần có tài chính để đạt được sự tự do trí tuệ trong văn học được thể hiện qua tác phẩm “Căn phòng riêng”. Trong tác phẩm, cô nhấn mạnh rằng để phụ nữ có thể sáng tạo thoải mái trong văn chương thì họ cần có điều kiện vật chất và tài chính đầy đủ, điều đó được lưu ý rằng phụ nữ nên có một căn phòng riêng và tiền tiết kiệm để họ có một không gian riêng sáng tạo cho đam mê, không cần phải lo lắng về việc tiền bạc. Ngoài ra, việc độc lập tài chính ở phụ nữ trong tác phẩm không chỉ gói gọn ở việc có tiền để mua sách và bút mực để phục vụ cho đam mê mà còn là về vấn đề về tính công bằng xã hội. Ở xã hội đó, nơi phụ nữ ít được ưu ái và không có quá nhiều cơ hội kiếm tiền nên điều đó đã góp phần vào việc hạn chế sự sáng tạo, học hỏi và hiểu biết ở phụ nữ. Virginia Woolf đã nhận ra được điều đó và có lẽ cô đã hiểu rằng tài chính độc lập không chỉ giúp phụ nữ có sự tự do về vật chất mà còn giúp họ không còn rào cản ở độc lập trong suy nghĩ, tư duy cứng cỏi và giải phóng sự sáng tạo bị kèm cặp.
Phần hay chính là sự tương phản giữa thế giới thực của Virginia Woolf và thế giới văn học của cô. Ở thế giới thực là nơi thiếu sự cân bằng, ít ưu ái phụ nữ, thiếu tính đa dạng trong cuộc sống vì không cân bằng sự công nhận đến từ hai giới tính nhưng ở thế giới văn học của cô, đó là nơi đón nhận những người thông thái, có chiều sâu văn học dù cho có giới tính nào đi chăng nữa. Virginia Woolf cho rằng người viết văn cần có một “khối óc lưỡng tính”, tức nghĩa là khả năng hiểu và diễn đạt đa dạng với nhiều khía cạnh hơn, đặc biệt là không hạn chế về vấn đề niềm tin và giới tính. Cô cho rằng khi mang khối óc lưỡng tính thì người viết văn sẽ dễ dàng nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau điều đó giúp họ có thể tạo ra những nhân vật nữ và nam giới đa chiều và phong phú hơn. Thế nên trong các tác phẩm của cô nhân vật nữ tồn tại không chỉ về mặt giới tính mà còn cùng các khía cạnh phức tạp khác như cảm xúc, suy tư, hành động và điều đó đã góp phần đánh bại những kiểu mẫu hẹp hòi và định kiến vai trò giới tính trong văn học.
Đối diện với những thách thức và rào cản trong việc thể hiện bản thân và tiềm năng sáng tạo, phụ nữ vẫn đang tìm kiếm cho mình một không gian riêng, một "căn phòng" để họ có thể tự do tư duy và sáng tạo mà không bị gián đoạn bởi áp lực xã hội và chuẩn mực giới tính. Từ việc tranh đấu cho quyền tự do cá nhân đến việc chống lại những kỳ thị và phân biệt đối xử, phụ nữ ngày nay vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình để đạt được sự độc lập và tự do trí tuệ mà Woolf đã mơ ước. Qua thông điệp trên, VFSA muốn cho thấy rằng dù ở thời đại nào đi chăng nữa, phụ nữ vẫn luôn rất anh dũng, sáng tạo, độc lập và mỗi người phụ nữ đều có thể trở thành bất cứ điều gì nếu họ muốn, không chỉ dừng lại là Virginia Woolf với công cuộc xóa bỏ bất bình đẳng giới trong nền văn học thế giới mà còn có thể bay cao và xa hơn nếu bản thân cho phép.
Tác giả: Ngô Thị Thảo Ngọc, Trương Quỳnh Như.
_____________________________________________________
“The book has lain dust-covered on the shelf for a long time. Rarely do I revisit Virginia Woolf’s ‘A Room of One’s Own,’ but each reading still evokes the same sentiment - that these lines are not merely about feminism or gender inequality. Furthermore, Woolf also discusses literature in ‘A Room of One’s Own.’ But why specifically a ‘room of one’s own’? Why did Virginia so adamantly assert that ‘a woman needs money and a room of her own to write’? The mystery unfolds a new dimension of unresolved questions. Indeed, it gives us much to explore in this article, so dear readers, find your own ‘room’ so we can ponder together!”
A Brief Outlook on Virginia Woolf’s Life
Virginia’s life bears resemblance to a tragic play interwoven with many thrilling twists. Born into an intellectual family, her father was a literary critic, and her mother hailed from a renowned publishing lineage. With the successive loss of family members, having been sexually abused by her own brother, and facing numerous psychological issues, Virginia nearly went mad and ultimately chose to end her life at the age of 59.
Nevertheless, that did not cause Virginia to abandon her passion for literature.Virginia Woolf - with her intellect and zeal, she became one of the most celebrated modernist writers of the twentieth century, even being likened to “Shakespeare’s sister.”
What does “A Room of One’s Own” look like?
“A Room of One’s Own” is an essay by Virginia Woolf, published in 1929. The book originated from lectures Woolf delivered at Newnham College and Girton College, the women’s colleges of Cambridge University at that time.
In an era pervaded with barriers and biases against women, “A Room of One’s Own” made a significant impact by addressing the critical issue of women in literature: “Can women writers create works comparable to Shakespeare’s?” This question is not merely hypothetical; it compels us to reassess the position, role, and capabilities of women in literature. Thus, it is essential that we eliminate the 'natural' prejudices held against women.
Stories rife with Injustice
Today, libraries are as familiar a destination as any, accessible to everyone,young and old alike who wishes to study and read. However, in Virginia’s time, women needed a university lecturer to accompany them or an introduction letter to enter a library. Imagine how frustrating and inconvenient it was. Despite being in the same environment, of the same age, or even of equal capability, women were treated with greater discrimination. It’s evident that women’s abilities were often underestimated, with men always preferred in the academic and literary worlds. Partly because it was difficult for women to receive education at that time, and society presumed it was of no use for women to have access to education.
In literature, not only were female writers suppressed, but their words were also stifled. Women’s writing styles were often characterized as delicate and ornate, and if they wrote novels, it was assumed these novels revolved only around love and family life. However, sometimes things did not happen directly like that. When women wrote, due to societal prejudices, they were either hesitant in their writing style or tried to innovate to avoid being seen as “delicate, ornate, and trivial.” It is regrettable that many literary works by women, including those by Virginia Woolf, are often undervalued compared to their true worth!
Virginia’s View on Women and Literature
Virginia Woolf’s assertion that women need financial independence to achieve intellectual freedom in literature is conveyed through “A Room of One’s Own.” In the essay, she emphasizes that for women to be freely creative in literature, they need sufficient material and financial conditions, noting that women should have a private room and savings so they can have a space to cultivate their passion without materialistic worries. Moreover, financial independence for women in the essay extends beyond just having the money to buy books and stationery for their passion; it also addresses the issue of social equity. In a society in which women were less favored and had fewer opportunities to earn money, this lack of opportunity contributed to limiting women’s creativity, learning and understanding. Virginia Woolf recognized this, and perhaps understood that financial freedom not only provided women with material freedom but also removed obstacles to independence in thought, firm thinking, and liberation of creativity.
The real beauty lies in the contrast between Virginia Woolf’s real world and her literary world. In the real world, there was a lack of balance, less favoritism toward women, and a lack of diversity in life because of the unbalanced recognition from both genders. But in her literary world, it was a place that welcomed the wise and the deeply literary, regardless of their gender. Virginia Woolf believed that a writer needed a “bigender mind,” meaning the ability to understand and express a variety of perspectives, especially not limited by beliefs and gender. She thought that with a bigender mind, writers could easily observe from various points of view, helping them create multidimensional and dynamic male and female characters. Therefore, in her works, female characters exist not just in terms of gender but also along with other complex aspects such as emotions, thoughts, actions, and this has contributed to defeating narrow-minded stereotypes and gender role biases in literature.
Facing challenges and barriers in expressing themselves and their creative potential, women continue to seek their own space, a "room," where they can freely think and create without being interrupted by social pressures and gender norms. From fighting for personal freedom to combating discrimination and biases, women today are still on a journey to achieve the independence and intellectual freedom that Woolf dreamt of. Through this message, VFSA wants to show that no matter the time, women are always courageous, creative, independent, and every woman can become anything they desire, not just stopping at Virginia Woolf with her mission to eradicate gender inequality in global literature but also aiming higher and farther if they allow themselves.
Authors: Ngo Thi Thao Ngoc, Truong Quynh Nhu.
Translator: Quan Thi Duyen.
bottom of page