top of page

[TRẦN THỊ LÝ - NGƯỜI PHỤ NỮ TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT - THE FEMALE REVENANT]

Sapo: What are the limits for a woman physically? There is no accurate answer to this question, but Tran Thi Ly will truly make you "shudder" with admiration when you know what she has gone through.

Giới hạn nào cho một người phụ nữ về mặt thể xác? Không một câu trả lời nào là chính xác tuyệt đối cho câu hỏi này, nhưng bà Trần Thị Lý thật sự sẽ kiến bạn “rùng mình” khâm phục khi biết được những gì mà bà đã trải qua.

“Em là ai? Là cô gái hay nàng tiên?”
Hai mươi lăm tuổi. Ba lần bị bắt. Bốn mươi hai vết thương. Đó là những gì người ta miêu tả về bà - một người con gái đôi mươi với bao nỗi đau chiến tranh in hằn lên thân thể. Trần Thị Lý (Trần Thị Nhậm, 1933-1992) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được vinh dự 3 lần gặp Bác. Tham gia cách mạng từ những năm 12 tuổi, người con gái ấy gần như đã gắn bó cả đời với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến năm 18 tuổi, khi “mặt trời chân lí chói qua tim”, bà được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tiếp tục hoạt động sôi nổi tiến đến Giải phóng miền Nam. Sau 3 lần bị bắt với những tra tấn, những đấu tranh và cả những nỗ lực phi thường, trái tim của người phụ nữ kiên cường và ngang tàng ấy vẫn đỏ rực với niềm tin hòa bình, vẫn nhiệt huyết một tình yêu con người, cuộc sống. Có lẽ, bà đã cùng những vị anh hùng, cùng những người phụ nữ vô danh, những “nàng tiên” chẳng ai nhớ mặt đặt tên cùng góp mình vào một trang sử vàng son của đất nước.

“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”
Nếu không có màn đêm đen thì sao ta có thể nhìn thấy ánh sao mờ rực sáng? Nếu không có bom đạn, chiến tranh, sao có thể cái thanh bình mà kiên cường, cái dịu dàng mà ngang tàng của bông hoa nơi lửa đạn? Nói như thế, bởi lẽ làm sao ta thấy được cái sức mạnh phi thường, cái nghị lực mạnh mẽ của chị nếu không nói đến những tội ác, những tra tấn dã man mà chính quyền Việt Nam cộng hòa nói riêng và cả chiến tranh đau thương đã in hằn lên con người chị? Bao lần thoát chết làm nhiệm vụ, bao lần lo sợ trước những hiểm nguy còn chưa nguôi, đến lần thứ ba bị bắt Trần Thị Lý đã phải hứng chịu những cơn đau đầy ghê sợ trước nanh vuốt của kẻ thù. Năm 1956, bà bị chính quyền Việt Nam cộng hòa bắt và tra tấn với những hình thức dã man: điện giật, dùi đâm, đổ nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục đến nỗi bị mất khả năng sinh sản… nhưng người phụ nữ trung kiên ấy vẫn không hé răng dù chỉ một lời. Những nơi riêng tư, những nhạy cảm dường như bị đem ra chơi đùa như một món hàng đầy giá trị, dường như chỉ để giải tỏa cho những thú vui, cho những hư vinh, tham vọng che mất đi nhân tính. Chẳng thể hình dung nỗi tại sao, người ta có thể bày ra biết bao “thứ trò” đầy kinh tởm, huống hồ gì đối với một người phụ nữ với tuổi đời chỉ hơn hai mươi? Lẽ nào, chẳng trái tim nào ở đấy có chút đồng cảm, có chút thương xót với bà hay sao? Hay lẽ nào, chỉ vì những tranh đấu, những “cái tôi” mà trái tim vốn đã từng chung dòng máu đất Việt, nay lại tàn bạo với một người phụ nữ không chút tiếc thương? Chao ôi- tuổi 20! Một độ tuổi tuyệt đẹp nhưng tiếc thay đã bị nhuốm trong màu máu của những dã man, của những hy sinh, những can trường vì Tổ quốc. 

“Đớn đau sao? - Chưa bao giờ chúng tôi khuất phục!”
Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô đã tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26kg. Tình trạng bệnh nhân: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục. Đọc lại những ghi chép của lịch sử, ta không khỏi bàng hoàng trước những dư chấn sau lần tra tấn tàn bạo ấy. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, phía Việt Nam Cộng Hòa cho rằng bà không thể sống được nữa nên đem vứt bà ra ngoài nhà lao, bà may mắn thoát chết một cách hy hữu, được đồng đội bí mật đón về, chuyển sang Campuchia và được đưa ra Bắc chữa trị. Thân thể với bao nhiêu đớn đau chưa đủ, bà còn trải qua một chuyến hành trình dài để về lại nơi tuyến đầu Tổ quốc. Hành trình vạn dặm - vạn gian truân - vạn điều lắng lo trước an nguy của bà Trần Thị Lý. Thế mà người phụ nữ can trường ấy vẫn sống, vẫn trở về với Việt-Xô trong tình yêu thương và xót xa của đồng đội. Chị kể lại: “Lần thứ 3, tháng 3-1956, chúng bắt tôi về nhà lao Hội An và tra tấn vô cùng dã man, tên Phan Văn Lợi, người do Diệm cử từ Sài Gòn ra, cùng nhiều tên khác trực tiếp tra tấn. Chúng đổ nước xà phòng và nước bẩn vào họng tôi rồi mang giày đinh thi nhau đạp lên bụng, lên ngực làm nước trào ra miệng và mũi. Chúng lấy móc sắt xuyên bàn chân tôi rồi treo ngược lên xà nhà, dùng điện tra vào cửa mình và vú; lấy dao xẻo từng miếng thịt trên đùi, cánh tay và ngực. Chúng dùng kìm sắt nung đỏ rồi kẹp vào bắp thịt tôi rứt ra từng mảng, dùng thước sắt thọc vào âm đạo... Chúng bắt tôi phải nhận tội “Thân cộng” và “Chống chính phủ quốc gia” của chúng!”.Điều gì đã khiến người phụ nữ ấy kiên cường đến vậy? Phải chăng là điều kì diệu của tạo hóa, hay chính sức mạnh tiềm tàng trong chị, hay chính tình yêu nước, tình yêu cách mạnh vẫn luôn rực cháy và sục sôi- một thứ tình yêu không cho phép bà gục ngã? Sự nể phục, ngưỡng mộ và cảm phục là không thể nói hết được thành lời với người phụ nữ phi thường ấy. Bởi thế đó cũng là lúc những vần thơ cất tiếng hát..
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”


“Chúng tôi không im lặng! Chúng tôi lên tiếng”
Trở về Việt - Xô, trở về với hơi ấm thân thương của Tổ quốc, bà Trần Thị Lý điều trị vô cùng tích cực. Thế nhưng, sau lần thoát chết đầy ngoạn ngục ấy, bà không âm thầm tiếp tục hoạt động cách mạng mà dũng cảm lên tiếng tố cáo những hành vi vô nhân tính của bọn Mỹ- Diệm. Ngay lập tức không lâu sau đó, 17 giờ ngày 25-10-1958, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội đã phát đi bản tin về Trần Thị Lý với nội dung: “Chị Lý bị bọn tay chân của Diệm bắt đánh đập, “sám hối” với những nhục hình dã man như: lấy kìm sắt kẹp vào người rứt ra từng mảng thịt, dùng điện tra vào đầu vú và bộ phận sinh dục!”. Tố cáo,  phơi bày-lên tiếng, đó là tất cả những gì mà người phụ nữ kiên trung ấy đã làm sau những đớn đau, những man rợ mà bà phải trải qua. Chính sự dũng cảm ấy đã làm rúng động dư luận thế giới bấy giờ và nó bắt đầu châm ngòi cho cuộc chiến truyền thông giữa hai miền Nam Bắc, từ đó gián tiếp dập tắt sự tàn bạo, ngông cuồng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, bóc trần những nanh vuốt không chút nhân tính. Sẽ ra sao, nếu người phụ nữ gan dạ ấy để tội ác ấy chìm mãi trong quá khứ? Sẽ ra sao nếu bà chấp nhận những vết thương trên cơ thể như một vết tích tất nhiên? Phải chăng, tội ác vô nhân tính ấy vẫn sẽ tiếp diễn? Vẫn sẽ còn đó những màn tra tấn dã man chỉ để phục vụ cho mục đích quân sự? Thế mới thấu được cái sức mạnh tiếng nói, của vạch trần mà bà Trần Thị Lý đã mạnh mẽ thực hiện - một sức mạnh khép lại bóng đen u tối, mở ra vùng trời chói lọi cho tương lai, cho cách mạng.
“Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
 Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
 Em trở về, người con gái quang vinh
 Cả nước ôm em, khúc ruột của mình”

“Một lịch sử của những người phụ nữ”
Bom, đạn, máu và nước mắt. Đó là tất cả những gì người ta thường viết về chiến tranh. Ta viết về cái khói lửa mịt mù của những trận đánh oai hùng. Ta viết về những giọt mồ hôi, về máu, về nước mắt của những người chiến sĩ đã ngã xuống hy sinh. Dường như trong những nét phác hoạ ấy, toàn là những cứng rắn, cương trực, toàn là những hào hùng của thời đại, chẳng thấy đâu cái dịu dàng, cái trìu mến dung hoà cho bức tranh quá khứ. Liệu rằng đó có phải là lúc, người ta viết nên “ Chiến tranh không có một gương mặt của người phụ nữ” với đầy những góc nhìn nữ tính, mềm mại, với những góc khuất nơi hậu phương và cả những nỗi đau sau cuộc chiến? Đi theo dấu vết của tâm hồn, cảm xúc, hồi ức và kỉ niệm của họ, một cuộc chiến khác đã đồng hiện dần dần qua điểm nhìn nữ tính. Cuộc chiến tranh mà ở đó những người phụ nữ mạnh bạo dấn mình vào cơn bão táp cuồng nộ của thời đại, bị nuốt chửng, nghiền nát, chết hoặc trở về với đầy thương tích trên thân thể và trong tâm hồn. Họ cất giữ kí ức trong sự quên lãng của cuộc sống đời thường. Với 19 chương được kết cấu giống như vòng đời của người phụ nữ: Từ những cô bé 12, 13 tuổi nghe tin chiến tranh đến những cô gái 15, 16 tuổi bắt đầu tìm mọi cách tham gia vào cuộc chiến đấu. Từ cô bé họ trở thành thiếu nữ, thành vợ, thành người mẹ. Tất cả tuổi xuân của họ gắn với cuộc chiến đẫm máu và thảm khốc. Chiến tranh đã tàn nhẫn tước đoạt của họ tất cả để rồi nếu họ có may mắn bước ra khỏi cuộc chiến thì họ cũng không còn là họ đã từng. Trước chiến tranh họ xinh đẹp, ngây thơ, đầy niềm tin và toàn thiện. Sau chiến tranh họ mất mát, đau khổ, ám ảnh, xấu xí thậm chí họ bị lãng quên, hắt hủi và ruồng bỏ. Kinh hoàng sao, khi ta chứng kiến chính quê hương, đất nước yêu dấu của mình bị tàn phá. Kinh hoàng sao, khi ta chứng kiến những người thân yêu của ta lần lượt ngã xuống trước nòng súng của kẻ thù. Kinh hoàng sao, khi ta chứng kiến chính những đồng loại của chúng ta- những người cùng mang trong mình dòng máu đỏ tàn sát, giết hại lẫn nhau. Một con người dẫu cho có vững vàng đến mấy, sao còn có thể nhìn đời dưới đôi mắt như xưa? Sao có thể vẫn còn đó bao khát khao, hy vọng, sao vẫn còn đó bao niềm tin yêu tha thiết sau những kinh hoàng họ từng trải? Thế mới thấy, nếu bà Trần Thị Lý cho ta thấu cái rùng rợn, cái ghê sợ, cái đớn đau của thể xác thì trong “chiến tranh không có gương mặt của phụ nữ” nỗi đau ấy còn hoá thành mũi dao cứa vào trái tim vốn dịu dàng nay đã trở nên sắt đá. Những kinh hoàng, những nỗi đau vẫn in hằn lên trái tim người phụ nữ, dẫu cho lớp bụi thời gian có xoá nhoà đi tàn tích, xoá đi những dấu vết lịch sử thì nỗi đau ấy vẫn sẽ còn ở đấy, chẳng bao giờ nguôi ngoai!

Tác giả: Ngô Mai Phương, Pham Khanh Linh.

_________________________________
“Who is she? A girl or a fairy?”
Twenty-five years old. Three times incarcerated. Forty-two wounds. That's how people characterise her - a girl in her twenties with the scars of war imprinted on her body. Tran Thi Ly (Tran Thi Nham, 1933-1992) was a Hero of the People's Armed Forces who had the honour of meeting Uncle Ho three times. Having taken part in the revolution since she was twelve, the girl has dedicated nearly her whole life to the cause of national liberation. At the age of 18, when "the sun of truth shone through her heart", she joined the Communist Party and worked feverishly to liberate Southern Vietnam. After being jailed three times, with torture, struggle and extraordinary efforts, the heart of that resilient and defiant woman still glowed with a belief in peace, and a passion for human love and life. Perhaps, she along with the heroes, the anonymous women, and the "fairies" whose faces and names no one remembers, had contributed to a country’s golden page of history.

“Fight until America goes away, fight until Nguy collapses”
Without dark nights, how could we see the faint, dazzling starlight? Without bombs or wars, how could there be the serenity but resilience, the gentleness but arrogance of a flower in the midst of fire? Having said that, how can we see her incredible fortitude and unwavering resolve without mentioning the crimes and brutal torture committed by not only the government of the Republic of Vietnam in particular but also wars that have left an imprint on her? Many times she escaped death on duty, many times her fear of dangers had not yet subsided, and the third time being captured, she was forced to endure excruciating torture in front of the enemy. She was taken prisoner by the Republic of Vietnam government in 1956 and subjected to a cruel torture regimen that included electric shock, stabbing, pouring soapy water, cutting her breasts with a knife, and using fire to burn her genitals to the point that she lost her fertility…, but that faithful woman still did not say a word. Sensitivities and private spaces are treated as if they were a valuable commodity, seemingly only to relieve pleasures, vanity, and ambitions that are dehumanising. It is incomprehensible to imagine why people could play countless corrupt "tricks", especially on a woman just over twenty years old. Could it be that no hearts have any little sympathy or little compassion for her? Or could it be that, just because of the struggles and "egos", those once shared Vietnamese blood, were then cruel to a woman without any pity? Alas, twenty years old! A beautiful age, yet sadly marred by the blood of savagery, sacrifices and bravery for the homeland. 

“Pain? - Never have we surrendered!”
In the middle of 1958, The Vietnam-Soviet Hospital admitted a unique patient. According to the medical file, "Tran Thi Nham (also known as Ly), a 25-year-old, originated in Southern Vietnam, weighed 26 kg. The patient's condition included fatigue, constant convulsions, 42 blood-leaking sores across her body, cut and ulcerated nipples, and continual bleeding from her genitalia. Reading from the historical records, we cannot help but be astounded by the aftermath of a horrific torture. In October 1958, Tran Thi Ly was subjected to extreme torture to the point that she was thought to have passed out, making the Republic of Vietnam throw her away outside the prison. She was fortunate to have a narrow escape from death and was surreptitiously retrieved by her allies, who then escorted her to Cambodia and the North for medical attention. In addition to the physical suffering she endured, she had to travel a great distance to reach the Fatherland's front lines. Thousands of miles traveled, thousands of difficulties encountered, and thousands of concerns for Ms. Tran Thi Ly's safety. However, that brave woman was still with us and returned to Vietnam-Russia with her allies' love and compassion. She recalled: "The third time, in March 1956, they took me to Hoi An prison and tortured me mercilessly. Many were directly involved in the torture, including Phan Van Loi, the person Diem sent from Saigon. Water spurted out of my lips and nose as they stepped on my stomach and chest with spiky shoes after pouring soapy and filthy water down my neck. My feet were pierced with iron hooks, and they were hung upside down from the rafters. They applied electric shock to my torso and my breasts; they also took a knife and chopped off chunks of my chest, arms, and thighs. They clamped down on my muscles, tearing them out piece by piece with red-hot iron pliers and they pushed something into my vagina with an iron ruler. I was coerced into admitting to being "pro-communist" and "anti-national government!". What made that woman so formidable? Is it because of the wonder of creation, her inner strength, or her strong, unwavering love for her country - the love that never lets her fall? Respect and admiration for that extraordinary woman cannot be expressed just by words. Therefore, there are poems that sing…

“Wake up my dear, the nightmare is over
You’re alive again, you’re alive!
Electric shock, stabbing awl, cutting knife, and fire
Cannot kill you, valiant heroine!”


“Our voices cannot be silenced. We speak up” 
After returning to Vietnam-Russia, to the tender hug of her homeland, Tran Thi Ly’s health had been looking up. Having escaped from Death, Tran Thi Ly never resorted to keeping her revolutionary movements low, but rather chose to publicly denounce the vile crimes of those under the American-Diem Government. Before long, at 5 P.M, on October 25th, 1958, the Voice of Vietnam radio station broadcasted from Hanoi the message: “Ms. Ly was heavily tortured by Diem’s henchmen, forced to “repent for her actions” through persecution like using steel pliers to remove meat lumps out of her body or sending electric currents into her nipples and genitals!” Denouncing, divulging and speaking up, she stood still despite extreme barbarities. It was her unshaken valor that staggered public opinion by the time, hereby quelling the Republic of Vietnam’s atrocities and unveiling its inhuman treatments. What would happen if she had left the crime buried forever in her past? What if she had taken the scars as an inevitable ending for herself? Would that sin still prevail to these days? Would there still be gruesome tortures only to serve military purposes? The weight of Ms. Tran Thi Ly’s exposé acts as the light penetrating through the gloom then, raising hope for an auspicious revolution. 

“From the dead, gloriously, you rise
Like the day you’re gone, to the wave of the scarlet flag 
You return, the triumphant woman
We hold on you, like our flesh and blood”
To Huu, The Vietnamese girl.

“A women’s history”
Bombs, bullets, blood and tears. That is all people usually write about war. We write about the valiant climate amidst the murky warfares. We write about sweats, blood and tears of the warriors who have sacrificed their own happiness. Seemingly, in all of the recorded depictions, there exist only toughness, frankness and all the glories of a bygone era. They left no space for the softer, harmonizing feel of tenderness . Is that when “The unwomanly face of war” was written, overflowing with feminine, softer perspectives along with unspoken stories from the home front and even post-war pains? As we follow the traces of their souls, emotions, recollections and memories, a concurrent war gradually resurfaced itself from a feminine point of view. A war in which unwavering women engaged themselves in the furious storm of the era, getting eaten alive, crushed, killed or returning with wounds over their body and soul. They kept their memories hidden in the forgetfulness of time. With 19 chapters, the book is structured like a woman's life cycle: From girls aged 12, 13 hearing about the war, to adolescents aged 15, 16, who then made their way into wars. From little girls to damsels, wives and mothers they became. Their entire youths were tied to bloody and disastrous battles. Wars brutally deprived them of everything, and even if they were fortunate enough to return, they were no longer themselves. So beautiful, naive, full of faith were they before wars struck. After wars, they became void, wretched, haunted, unsightly and became forgotten, ostracised and abandoned. How terrible it is to witness our own homeland, our beloved country falling apart. How terrible it is to see our beloved perished under the enemies’ guns. How terrible it is to see our own fellow human beings, having blood of red alike, slaughtering and killing each other. However imperturbable, one could not help but alter their outlook on life. How could there still be much aspiration, hope, much faith left in them after all the horrors they've experienced? All in all, while Ms. Tran Thi Ly allows us a sight into the revulsion and unbearable pain of the body, in the "The unwomanly face of war", that pain becomes a knife plunged deep into the woman’s heart which has soon hardened over time. The horror, the pain left an indelible imprint on their hearts. Even if the clock of time may bring to dust all the ruins, wiping out the traces of history, that pain remains. 
Authors: Ngo Mai Phuong, Pham Khanh Linh.
Translators: Hoang Dang Xuan My, Bui Ngoc Linh.

Power in Numbers

Programs

Locations

Volunteers

Project Gallery

bottom of page