top of page

[NHỮNG CON BÚP BÊ: LÊN TIẾNG!] QUẤY RỐI

Nếu đã từng theo dõi SEA Games 32, có lẽ chẳng ai có thể quên được sự việc không thể ngờ đến đã xảy ra với nạn nhân là các cô gái trong đội tuyển nữ Việt Nam. Mang tự hào về cho đất nước với kỉ lục 4 huy chương vàng môn bóng đá nữ liên tiếp, bên cạnh những lời khen ngợi đã xuất hiện một bộ phận cư dân mạng đã để lại những bình luận đi quá xa về nhan sắc và đời tư của các cô gái.

Theo thống kê của tổ chức Action Aid, tỷ lệ phụ nữ từng bị quấy rối ở Việt Nam không kể mức độ nặng nhẹ là 87%, một con số cao đến chóng mặt. Là phái yếu, việc đa số nạn nhân của vấn nạn quấy rối là phụ nữ là điều khó tránh khỏi. Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa rằng việc chúng ta phải chịu đựng là điều đương nhiên, hãy cùng VSWA thảo luận về các hình thức quấy rối khác nhau mà phụ nữ phải đối mặt và cách chúng ta có thể tự bảo vệ chính mình nhé!

Sự ra đời của Internet là một bước tiến lớn đối với nhân loại giúp những con người xa lạ có thể kết nối với nhau qua chiếc màn hình, nhưng những mặt tối của internet cũng từ đó sinh sôi nảy nở theo. Việc được ẩn danh trên mạng xã hội đã cho những kẻ xấu cơ hội để gây tổn thương tới người khác mà không sợ bị chỉ trích. Gửi những hình ảnh nhạy cảm, để lại những bình luận khiếm nhã, đăng những video với mục đích xấu thậm chí gửi tin nhắn đe dọa đều là những hình thức được họ sử dụng để quấy rối các cô gái trên mạng hàng ngày. Điều này có thể xuất phát từ sự ghen tị, oán giận hay đơn giản là một cách thỏa mãn thú vui của họ.

Để bảo vệ bản thân trên không gian mạng, hãy luôn để ý đến những thứ bạn chia sẻ cho thế giới thấy. Tránh chia sẻ những thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà thậm chí là ngôi trường bạn đang theo học hoặc nơi bạn đang làm việc. Nếu rơi vào trường hợp bị quấy rối, hãy ngay lập tức chặn kẻ quấy rối, báo cáo cho cơ quan thẩm quyền thích hợp và đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ Vietnamese Students’ Women Association nhé!

“Ăn mặc hở hang như thế bị vậy là đúng rồi” “Con gái con đứa sao lại đi đêm” “...” chắc hẳn đa số chúng ta đều đã từng thấy qua những lời này dù là ở dưới những phần bình luận trong một bài viết nào đó về phụ nữ bị quấy rối hoặc nghe bạn bè người thân trực tiếp nói ra những lời như vậy. Những lời nói và tư tưởng như vậy phần lớn xuất phát từ tư tưởng cổ hủ, sự tự che mắt mình với suy nghĩ thế giới là công bằng và tâm lý “nếu bạn không làm gì sai thì sẽ không có ai làm sai với bạn” , cũng từ tâm lý đó mà khi phụ nữ bị quấy rối kể cả khi họ là nạn nhân. Một bộ phận lớn cộng đồng sẽ tự nhận định rằng họ “sai”, rằng tại sao họ không “làm gì đó”, tại sao họ không la lên,... Và từ hành động tưởng như “công bằng” đó, họ không nhận ra rằng chính mình đang dung túng cho những kẻ quấy rối và tạo ra một cộng đồng nơi chúng càng dễ dàng lộng hành hơn.

Để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm, hãy học một số kĩ năng tự vệ đơn giản và luôn cảnh giác chú ý không gian xung quanh nhất là khi ra khỏi nhà nhé! Khi rơi vào tình huống bị quấy rối bằng lời nói, hãy rời khỏi nơi đó ngay lập tức và cố gắng lờ họ đi. Và khi rơi vào tình huống bị quấy rối thể chất, hãy chống trả và cố gắng gọi cho cơ quan thẩm quyền hoặc người thân càng sớm càng tốt nhé!

Và hãy luôn nhớ rằng: dù như thế nào đi chăng nữa, lỗi không bao giờ ở NẠN NHÂN - mà ở sự khiếm khuyết trong nhân cách của thủ phạm. 

Tác giả: Thùy Chi. 
Nguồn ảnh: chưa rõ. Vui lòng thông báo cho chúng mình nếu bạn biết chính xác nguồn ảnh và tác giả, chúng mình sẽ bổ sung vào bài viết. Xin cảm ơn tác giả vì một bức ảnh vô cùng ấn tượng!

Power in Numbers

Programs

Locations

Volunteers

Project Gallery

bottom of page