top of page

[TỤC CƯỚP VỢ] - [WIFE - ABDUCTING]

The phrase "bride kidnapping" is a cultural practice that may not be unfamiliar to us, as it frequently appears in works discussing traditional customs of remote ethnic groups. However, whether "bride kidnaping" is right or wrong is subjective.

Tục lệ “bắt vợ” có lẽ không quá đỗi xa lạ đối với chúng ta, bởi cụm từ này thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm về những hủ tục vẫn còn ở các dân tộc nơi vùng sâu vùng xa. Nhưng liệu “bắt vợ” là đúng hay sai? Chúng ta có đang đứng ở một góc nhìn phiến diện để phán xét chúng? Liệu tục lệ này còn phù hợp ở thời điểm hiện tại? Hôm nay, hãy cùng VSWA khám phá những góc nhìn mới mẻ về tục bắt vợ. 

Vậy tục bắt vợ là gì? Tục bắt vợ là nét văn hóa đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc Mông, Dao đỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và dân tộc Thái ở Nghệ An. Ở thời điểm mà tục lệ ra đời, tất cả mọi người đều nghĩ đây là một phong tục tốt và phù hợp. Bắt vợ từ lâu đã được xem là một nét văn hóa đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc Mông. Người con trai sẽ tìm đến người con gái mà họ thích để bắt về làm vợ. Tục “bắt vợ” có thể coi như lối thoát cho những hoàn cảnh nghèo không đủ tiền thách cưới hay đôi nam nữ yêu nhau nhưng không có sự đồng ý của nhà gái hoặc nhà trai nên khi màn đêm buông xuống, người con trai ấy sẽ lén sang “bắt cóc” người phụ nữ mình yêu về làm vợ. Trong trường hợp khác, nhà trai không có đủ sính lễ nên mới đi bắt vợ.  Như vậy, tục bắt vợ là tập tục đã lưu truyền nhiều thế hệ ở Việt Nam.  

Tương truyền, thuở xa xưa, có đôi trai gái người dân tộc Mông yêu nhau say đắm, thế nhưng phía bên gia đình cô gái không đồng ý gả cho chàng trai. Hai người không biết làm thế nào, thế rồi cả hai đã nghĩ ra một kế hoạch, cô gái đồng ý để cho người con trai kéo về nhà làm vợ. Chuyện đã rồi, phía nhà gái đành phải chấp thuận. Trong thực tế, có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý. Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trai gái tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu, mà cuộc hôn nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục "kéo vợ" có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, cặp đôi sẽ bàn cách tiến tới hôn nhân bằng tục "kéo dâu", bằng cách nhờ cậy những ông chú, bà thím, bà cô, ông cậu, anh em, bạn bè... làm nội ứng, thống nhất kế hoạch "kéo dâu" để hợp lý hóa cuộc hôn nhân.

Tập tục này được Tô Hoài miêu tả rất sắc nét trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Mị là cô gái đẹp, thổi kèn hay, nhiều người mê Mị, trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Tết năm ấy, con trai thống lý Pá Tra đã đánh lừa, lợi dụng tục này cướp Mị về làm vợ “Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.” Mị đã mất đi quyền được sống, được yêu, mất đi chính mình từ khoảnh khắc ấy. Có chăng phong tục này cũng có những điểm không phù hợp, khiến chúng ta trăn trở về nó? Có chăng tập tục này không còn phù hợp với xã hội hiện nay? 

Trong thế giới hiện đại, người phụ nữ có quyền lựa chọn bạn đời theo ý muốn của họ. Tục bắt vợ có thể xem như một sự can thiệp vào quyền tự do cá nhân và quyền lựa chọn của người đó. Bên cạnh đó, tập tục này thường dựa trên giả định về vai trò xã hội của nam giới và nữ giới, đồng thời tạo ra sự không bình đẳng giới trong mối quan hệ gia đình. Xã hội hiện đại đang tập trung vào việc thúc đẩy bình đẳng giới và loại bỏ những thực tiễn gây ra sự bất bình đẳng. Trong một mối quan hệ hôn nhân, tình yêu, tôn trọng và tương tác xã hội là yếu tố quan trọng. Tục bắt vợ có thể đặt ra mối quan hệ mà các yếu tố này không được đặt lên hàng đầu. Mỗi người đều cần có không gian để phát triển và thể hiện bản thân, và tục bắt vợ có thể sẽ đặt ra những rào cản trong việc thực hiện quyền này. Trong xã hội ngày nay, có nhiều văn hóa, tôn giáo và giá trị khác nhau và tục bắt vợ khó có thể phản ánh hết được sự đa dạng và đa chiều của xã hội hiện đại. Việc hình thành mối quan hệ dựa trên tình yêu và sự lựa chọn riêng biệt có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo và thúc đẩy hạnh phúc cá nhân. Tóm lại, tục bắt vợ không còn phù hợp trong thời đại hiện nay vì nó không tương thích với các giá trị bình đẳng, quyền tự do cá nhân và tình yêu trong mối quan hệ hôn nhân.

Điều đáng buồn hơn cả là hiện nay tập tục đang bị biến tướng, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự xã hội. Nhiều người còn lợi dụng tục này để tổ chức đám cưới cho nam nữ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình. Đội cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy ở các tỉnh cũng phát hiện các trường hợp lợi dụng tục bắt vợ để lừa bán phụ nữ sang Trung Quốc. Cứ đưa một phụ nữ sang Trung Quốc trót lọt sẽ được người bên kia (Trung Quốc) trả công 3.000 nhân dân tệ (có thể tùy thuộc vào giao dịch). Thay vì mang tính nhân văn như ban đầu, phong tục này đang bị lạm dụng; nhiều trường hợp đã trở thành hành vi cưỡng ép, bắt giữ người trái pháp luật mà nạn nhân là các thiếu nữ. Nhiều nữ sinh mới 13 - 15 tuổi, đang học THCS, về nhà nghỉ dịp lễ, Tết đã bị bắt làm vợ. Các em vẫn muốn tiếp tục con đường học tập của bản thân, nhưng trớ trêu thay, các em lại bị hủ tục này cướp đi quyền tự chủ cuộc đời mình. Từ những ước mơ cao cả như: xuống thành phố học đại học, làm cô giáo, bác sĩ,... nay chỉ thu bé lại vỏn vẹn trong bốn bức tường, với những công việc nhà, đồng áng chồng chất, ở cái tuổi thiếu nữ trăng tròn mơ mộng ấy nhưng lại gánh trên vai trách nhiệm của một người mẹ với đàn con thơ theo sau. Một cô giáo dạy THCS ở H.Kỳ Sơn (Nghệ An) đã bật khóc khi kể về một học trò giỏi, có ước mơ học lên đại học, được cô rất kỳ vọng. Nhưng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh này đã bị bắt về làm vợ ở tuổi 15 khiến giấc mơ ấy bị đứt gánh giữa đường. “Bắt vợ” không chỉ ảnh hưởng xấu đến nòi giống do nạn tảo hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên, nó còn có nguy cơ biến thành hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể, tự do hôn nhân của người khác. Nhiều trường hợp việc “bắt vợ” của người đã thành niên với người dưới 16 tuổi dẫn đến tội giao cấu với trẻ em. Những hành vi kìm hãm, bắt ép và đối xử tệ với phụ nữ vẫn còn diễn ra trong cuộc sống ngày nay. Con người luôn cần đổi mới và phát triển và phụ nữ cũng vậy, đừng nên dùng những định kiến vô lý đó để cản bước sự phát triển của họ. 

Tóm lại, tập tục này xét theo nhiều phương diện thì vừa có tốt lại vừa có xấu. Thực tế tục bắt vợ này giống như một vụ bắt cóc thật sự nếu việc này diễn ra mà không có sự đồng ý của người phụ nữ. Họ bị ép buộc phải trở thành vợ của người khác ở độ tuổi còn rất trẻ, thậm chí chưa đủ tuổi kết hôn, hay phải kết hôn với người mà mình không hề yêu và có khi chưa hề quen biết. Thế nhưng tục lệ này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay bởi quan điểm hôn nhân trong các gia đình. Trong xã hội hiện đại này, khi mọi thứ dần trở nên đắt đỏ, con người ta cũng có yêu cầu cao hơn nên việc chuẩn bị cho đám cưới cũng tiêu tốn rất nhiều tiền. Nhưng đến với những vùng đất này, nơi có tục bắt vợ, các cặp đôi có thể vượt qua rào cản về tiền bạc, tài sản, địa vị xã hội để đến với nhau miễn là tình yêu dành cho nhau đủ lớn. Có thể nói, việc tục “bắt vợ” có trở thành hủ tục hay không phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Giữa miền xuôi và miền ngược vẫn còn tồn tại những định kiến và sự đứt gãy văn hóa, vì vậy chúng ta không thể đứng ở một góc nhìn mà đánh giá tập tục là tốt hay xấu. Chúng mình tin rằng không có hệ quy chiếu chính xác nào cho việc một tập tục tốt hay xấu mà chỉ có phù hợp hay không phù hợp với quan điểm mỗi cá nhân. Bạn nghĩ gì về tập tục này? Hãy chia sẻ với chúng mình nhé! 

Tác giả: Minh Châu, Diệu Hương

_________________________________________________________

[WIFE - ABDUCTING]

The phrase "bride kidnapping" is a cultural practice that may not be unfamiliar to us, as it frequently appears in works discussing traditional customs of remote ethnic groups. However, whether "bride kidnaping" is right or wrong is subjective. Are we approaching this topic from a non-judgmental perspective? Is this practice still appropriate in the present time? Today, let us explore new perspectives on the tradition of "bride kidnapping" together with VFSA.

So, what is the tradition of "bride kidnapping"? The practice of "bride kidnapping" is a distinctive cultural aspect of marriage among the Mong and Red Dao ethnic groups in the northern mountainous provinces, as well as the Thái ethnic group in Nghe An province. At the time when this tradition originated, everyone believed it to be a good and appropriate custom. "Wife kidnapping" has long been regarded as a unique cultural feature in the marriage customs of the Mong ethnic group. Men would seek out the women they liked and "capture" them to become their wives. The practice of "wife kidnapping" can be seen as a way out for those in poor circumstances who cannot afford traditional marriage ceremonies or for couples in love without the consent of the bride's or groom's family. Thus, when night falls, the man would secretly "abduct" the woman he loves to make her his wife. In other cases, the groom's family may not have enough dowry, which is why they resort to "wife kidnapping". Therefore, the tradition of "wife kidnapping" is a custom that has been passed down through generations in Vietnam.

According to ancient legends, there was a passionate love between a young man and a girl from the Mong ethnic group. However, the girl's family did not agree to marry her off to the young man. Unsure of what to do, they devised a plan where the girl agreed to let the young man "pull her home" as his wife. Eventually, the girl's family had to accept the situation. In reality, there are many couples deeply in love but not approved by one or both sets of parents. If the couple chooses to live together without parental consent, not only are they seen as unfilial, but their marriage is also not accepted by the community. Therefore, the tradition of "wife pulling" can be considered an effective solution for couples deeply in love but facing obstacles from their families. In such cases, the couple will discuss how to proceed with marriage through the tradition of "wife pulling," relying on uncles, aunts, cousins, siblings, friends, etc., to mediate and coordinate the "bride kidnapping" plan to legitimize the marriage.

This custom was described brilliantly by To Hoai in his literary work "Vo Chong A Phu". Mị, a beautiful and musically- talented girl, is admired by many. Smittened, men planted themselves at the entrance of Mị's room, waiting. During that year's Tet holiday, Pá Tra's son deceived and took advantage of this tradition to forcefully marry Mị. "One night, Mị heard tapping on the wall- a secret signal from her lover. Mị nervously raised her hand, only to encounter two fingers slipping into the wooden crevice, touching a ring. Mị's lover often wore a ring on that finger. Mị lifted the wooden panel, and a hand led her out. As soon as Mị stepped out, several men rushed in, gagging and blindfolding her then carrying her away." From that moment, Mị lost the right to live, to love, and lost herself. Perhaps this custom has certain aspects that are not appropriate, which begs the question of whether this tradition is no longer suitable for today's society.

In contemporary society, women have the right to choose their life partners according to their own preferences. The practice of "bride kidnapping" can be seen as an interference with personal freedom and the individual's right to choose. Additionally, this custom often relies on assumptions about the social roles of men and women, thereby creating gender inequality within family relationships. Modern society is focused on promoting gender equality and eliminating practices that contribute to inequality. In a marital relationship, love, respect, and social interaction are crucial factors. The practice of "bride kidnapping" may prioritize other factors over these important elements. Each individual needs space to grow and express themselves, and this practice may impose barriers to exercising this right. In today's society, there are diverse cultures, religions, and values, and the practice of "bride kidnapping" may not fully reflect the multidimensionality and diversity of modern society. Forming relationships based on love and individual choice can contribute to economic and social development by creating an environment conducive to creativity and promoting personal happiness. In conclusion, the practice of "bride kidnapping" is no longer suitable in the present era as it is incongruous with the values of equality, personal freedom, and love within marital relationships.


Unfortunately,  the current practice is being distorted, posing a risk to social order. Many individuals exploit this tradition to organize weddings for individuals who do not meet the legal age requirement for marriage as stated in Article 5 of The Marriage and Family Law. The Counter-Narcotic Police Department of Vietnam have also discovered cases in numerous provinces where the tradition of "bride kidnapping" is exploited to deceive and sell women to China. Each woman who is successfully trafficked to China will receive a payment of 3,000 Chinese yuan (depending on the transaction). Instead of maintaining its original humane nature, this cultural practice is being abused, with many cases involving coercion and illegal detention of victims, particularly young girls. Numerous female students, aged 13 to 15, who are still attending middle school, have been forced into marriage during their holiday breaks. These are the girls who aspire to pursue their educational paths, dreaming of attending university or becoming teachers or doctors. However, ironically, this tradition robs them of their autonomy and imposes maternal roles on them at such a tender age. A middle school teacher in H.Ky Son (Nghe An) broke down into tears while recounting the story of a talented student with dreams of attending university, a student whom the teacher had high hopes for. However, after the Lunar New Year holiday, this student was forced into marriage at the age of 15, shattering her dreams along the way. "Bride kidnapping" not only negatively impacts the future generations due to early marriage and childbirth, but it also carries the risk of violating the bodily autonomy and marital freedom of others. In many cases, the act of "bride kidnapping" by adults with individuals under the age of 16 leads to the crime of engaging in sexual intercourse with minors. Acts of oppression, coercion, and mistreatment towards women still persist in today's society. Human beings constantly need innovation and development, and women are no exception. We should not allow such inapt and obsolete traditions to hinder women’s advancement.

In summary, this practice in many ways has both positive and negative aspects to it. In fact, it is akin to a real crime of kidnapping if it happens without the woman’s consent, forcing underaged girls into marriage with someone they do not love or not even know. Notwithstanding, this tradition still persists today due to prevailing marital views within families. In this modern society, where everything becomes increasingly expensive, people also have higher expectations, leading to significant financial expenses for wedding preparations. However, in these regions where the tradition of "bride kidnapping" exists, couples can overcome barriers of money, assets, and social status to be together as long as their love for each other is strong enough. It can be said that whether the practice of "bride kidnapping" becomes a tradition or not depends on each individual's perspective. Prejudices and cultural fractures still exist between different regions, so we cannot stand from a single viewpoint to judge whether this tradition is good or bad. We believe that there is no exact moral hierarchy for determining whether a tradition is good or bad, but rather its compatibility with each individual's perspective. What are your thoughts on this tradition? Please share with us!

Author: Minh Chau, Dieu Huong

Power in Numbers

Programs

Locations

Volunteers

Project Gallery

bottom of page